Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Việt Nam phải có các hạm tàu lớn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Việt Nam phải có các hạm tàu lớn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Davidcuong_lyson

Davidcuong_lyson
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
"Việt Nam phải có các hạm tàu lớn"

SGTT.VN - “Để khẳng định chủ quyền biển thực sự, Việt Nam phải có các hạm tàu lớn và các doanh nghiệp kinh tế biển mạnh...", phó giáo sư - tiến sĩ Trần Đình Thiên, viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh tại hội thảo về khơi dậy tiềm năng biển.
[quote]
Việt Nam phải có các hạm tàu lớn ThanSam-376-005
Ngày 10.5, Viện khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội thảo Quốc gia nhằm tìm giải pháp hữu hiệu khơi dậy tiềm năng biển đảo vì sự phát triển bền vững Quảng Ngãi và miền Trung. Hội thảo đã thu hút gần 100 nhà khoa học đến từ các cơ quan nghiên cứu Trung ương, các trường đại học trong nước tham dự.

Tại hội thảo này, các nhà khoa học đã trăn trở xoay quanh những vấn đề: Làm thế nào để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, bảo vệ chủ quyền vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước.

Nhiều tham luận của các nhà khoa học tập trung phân tích sâu về các vấn đề ảnh hưởng các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa đến quá trình khai thác biển, đảo miền Trung, cụ thể: Tư duy truyền thống ảnh hưởng tới việc khai thác bền vững các lợi thế biển, đảo; người Việt vẫn chưa có tâm thế vươn ra biển lớn, chinh phục đại dương; tình hình tranh chấp trên biển Đông; thường xuyên hứng chịu thiên tai trở thành lực cản phát triển kinh tế biển. Trong xu thế phát triển hiện nay, các chuyên gia đưa ra khuyến cáo: Cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển miền Trung cũng như trên phạm vi cả nước.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đình Thiên, viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh: “Để khẳng định chủ quyền biển thực sự, Việt Nam phải có các hạm tàu lớn và các doanh nghiệp kinh tế biển mạnh. Nền khoa học và công nghệ biển tiên tiến, nguồn nhân lực tốt, các cảng biển tầm cỡ, các khu kinh tế biển mạnh có sức cạnh tranh và hấp dẫn quốc tế thì nước ta mới sớm làm chủ kinh tế biển”.

Thứ trưởng bộ Ngoại giao, trưởng ban Biên giới Chính phủ Hồ Xuân Sơn thì nêu quan điểm: “ Để phát triển kinh tế biển đảo Quốc gia, tôi nghĩ việc đầu tiên là duy trì cho được môi trường hòa bình, ổn định trên biển Đông. Giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình thì chúng ta hoàn toàn giữ được môi trường ổn định trên biển Đông, phát triển kinh tế biển, đảo không chỉ riêng lãnh hải nước ta mà còn bền vững chung cho cả khu vực”.

Cũng tại hội thảo, nhiều nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng sớm chiến lược đối phó với biển đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây là điều kiện cơ bản để xây dựng chiến lược tổng thể phát triển bền vững kinh tế biển, đảo tại khu vực miền Trung cũng như trong cả nước. Ngay từ đầu thế kỷ 17, nhiều thế hệ đã lựa chọn cửa biển Sa Kỳ và đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là quê hương của hải đội Hoàng Sa nhận nhiệm vụ đi khai thác hoặc hướng dẫn thủy quân, xác lập, thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa hay Trường Sa trên biển Đông.

“Vậy thì thế kỷ 21 này, Việt Nam cần chọn cảng biển nước sâu Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) là mặt tiền biển để đột phá ra biển lớn, tạo thế và lực mới phát triển kinh tế đất nước”, tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã đề xuất.

Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, trung bình 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ cao gấp sáu lần so với thế giới, và 2.779 đảo lớn, nhỏ. Riêng miền Trung bao gồm 14 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có bờ biển dài 1.867 km với những bãi biển tuyệt đẹp, hoang sơ có nhiều vịnh thuận lợi phát triển hệ thống cảng biển gồm: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vân Phong (Khánh Hòa). Vùng biển đảo miền Trung, nhất là vùng biển, đảo Quảng Ngãi nằm trong vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh- quốc phòng; đặc biệt đảo Lý Sơn, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có vị trí phòng thủ và chiến lược quan trọng. Miền Trung nằm gần một trong những tuyến đường hàng hải năng động nhất thế giới.



MINH ĐỨC

http://vuongquoctoi.tk/

Romeo

Romeo
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
chà.....tàu đẹp thật...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]