Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Hoàng Sa trong trái tim một nhà khoa học !!! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Hoàng Sa trong trái tim một nhà khoa học !!! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

starfish

starfish
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
Mỗi lần về thăm quê Cù Lao Ré - đảo Lý Sơn, Tiến sĩ Lê Trọng lại dành thời gian tìm hiểu về đảo Hoàng Sa, nơi mà ông gọi là một vùng đảo thân yêu của Tổ quốc - một giọt máu hồng của cơ thể Việt Nam. Nhớ về Hoàng Sa là nỗi nhớ đau đáu, day dứt, thường trực trong ông, nỗi nhớ ấy hiện cả trong giấc mơ của một người cao tuổi với mái tóc, chòm râu bạc trắng.

Hoàng Sa trong trái tim một nhà khoa học !!! PGS.TS%20L%C3%AA%20Tr%E1%BB%8Dng
PGS.TS Lê Trọng

Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Trọng, nguyên là giảng viên về nông nghiệp-nông thôn ở Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện trưởng Viện Phát triển quốc tế học, sinh ra ở Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thời Nhà Nguyễn, những chàng trai đảo Lý Sơn là những chiến binh được triều đình cử ra đảo Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền.

Vị Phó giáo sư họ Lê này hiện ở khu tập thể Trương Định, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Ông là “đồng hương” tập thể Trương Định của tôi và cùng sinh hoạt trong Câu lạc bộ thơ phường Tương Mai. Ông đã đầu tư trí tuệ, công sức hàng chục năm trời để hoàn thành một bản thảo mà ông cho là “tác phẩm tâm đắc nhất của cuộc đời ông”. Bản thảo có tên là: “Con Đảo xa, nhớ mẹ”. Một nhà xuất bản sẽ in ấn để “trình làng” tác phẩm này trong năm 2011.

Ba, bốn buổi chiều ngày mưa rét gần đây, ông đến nhà tôi để trao đổi về tác phẩm này trước khi “nộp quyển” cho Nhà xuất bản. Người con của Cù Lao Ré bộc lộ nỗi niềm:

- Khi tôi còn ở tuổi thiếu niên sinh sống trên hòn đảo quê nhà, cứ đến ngày rằm, ngày Tết, ngày Kỵ lạp là cha tôi đặt trên bàn để ngoài sân hướng ra biển Đông mâm cỗ rất thịnh soạn. Ông bận áo rộng và lầm rầm khấn vái. Tôi chắp tay kính cẩn đứng sau lưng cha và nghe ông cụ khấn: “Cúng thỉnh vong linh binh lính Hoàng Sa, Trường Sa trong nhiều thế kỷ, vong linh người đi canh giữ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã vì nước bỏ mình về tọa hưởng lễ vật với tất cả tấm lòng thành của gia đình chúng tôi...”.

Rồi ông nói thêm, giọng xúc động bùi ngùi: “Cha tôi nói về những người đã bỏ mình vì nước khi đi trên những chiếc thuyền gặp sóng to gió lớn giữa biển cả mênh mông hoặc ốm đau trong thời gian canh quản trên Hoàng Sa. Có người bỏ mình, bó xác bằng mảnh chiếu, ngoài buộc chặt mấy sợi dây mây. Rồi cha tôi đọc một câu không biết có từ bao giờ: “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/Chiếc chiếu bó tròn, mấy sợi lạt mây” .

Mỗi lần về thăm nơi ông cất tiếng khóc chào đời, Phó giáo sư Lê Trọng thăm hết thảy bà con, rồi ông đến viếng mộ những “dũng sĩ” đã bỏ mình vì Hoàng Sa ruột thịt. Lần ấy, ông đến thôn Tây, xứ mả Gò Việt, nơi có ngôi mộ mang “sự tích” Hoàng Sa, với tấm bia chữ ghi còn rõ: “Đại Nam mộ phần Hoàng Sa hiển Cao Tổ Trần Lưu quận Nguyễn Quang Tám chí ghi thần linh mộ”.

Chàng trai Nguyễn Quang Tám quê thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, theo lệnh Gia Long đệ nhị đi canh giữ quần đảo Hoàng Sa và đã hy sinh ở đó. Đọc những hàng chữ trên tấm bia mộ, Tiến sĩ Lê Trọng lại nhớ lời cha dặn dò cho lớp cháu con qua mấy câu thơ mà ông đã thuộc lòng: Hoàng Sa đi có về không/ Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi.

Câu chuyện trao đổi giữa ông và tôi càng thêm đậm đà, khi ông dẫn ra những cứ liệu lịch sử đã thành văn bản. Là một trí thức có trách nhiệm, là một người con của đảo Lý Sơn, hòn đảo gắn bó máu thịt với quần đảo Hoàng Sa, ông bộc lộ tình cảm của mình mà tôi hình dung như là ông dang vòng tay rộng của một người con cháu Nguyễn Quang Tám ôm ghì lấy Hoàng Sa, một quần đảo không thể cắt rời khỏi thân hình Tổ quốc.

Ông mở những trang tư liệu, nói: “Anh xem, đây là những “văn bản” đã được lưu giữ, đã được lưu truyền: Rằng, trong thời gian từ năm 1405 đến năm 1433, Trịnh Hòa, nhà hàng hải đã chỉ huy đoàn thuyền vẽ bờ biển cái hải đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Bản hải đồ khi ấy ghi là “Giao Chỉ quốc” và biển Đông gọi là “Giao Chỉ dương”, tức là biển Đông và các đảo nằm trong đó đều thuộc chủ quyền “Giao Chỉ quốc”, tức là nước Đại Việt.

Rồi Tiến sĩ Lê Trọng mở qua một trang “Hải ngoại ký sự” của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) ghi năm 1696 trong quyển 3 của “Hải ngoại ký sự” đã nói đến Vạn Lý Trường Sa, khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên Vạn Lý Trường Sa, tức là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
(Theo Sự kiện và Nhân chứng)

http://letot.chaoban.info

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
Dù có đi đâu và sống ở đâu thì tâm hồn vẫn hướng về Quê Hương, Tổ Quốc. Có những ngọn lửa với trái tim đang cháy, hỡi những tấm lòng luôn tâm đắc, cho Tôi gửi lời cảm ơn về tất cả, vâng ! những con người đáng kính. Ôi Quê Hương Lý Sơn thân yêu tất cả mãi nồng nàn.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]