Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
McCain: Mỹ cần giúp ASEAN trên Biển Đông 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
McCain: Mỹ cần giúp ASEAN trên Biển Đông 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain kêu gọi Washington tăng cường hỗ trợ các nước Đông Nam Á về quân sự và chính trị để đối phó với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

McCain: Mỹ cần giúp ASEAN trên Biển Đông Mccain-1
Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại hội thảo về Biển Đông ở Washington. Ảnh: AFP.

Ông McCain nói Mỹ nên giúp các nước thành viên ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải" tại vùng biển tranh chấp, Bloomberg đưa tin.

Nghị sĩ kỳ cựu của đảng Cộng hòa nói rằng chính phủ Mỹ nên dùng các biện pháp ngoại giao để giúp ASEAN giải quyết mâu thuẫn nội bộ và "thiết lập một mặt trận thống nhất".

"Trung Quốc muốn lợi dụng chia rẽ giữa các thành viên ASEAN để thực hiện mục tiêu của họ", AFP dẫn lời McCain tại phát biểu tối 20/6 (sáng nay giờ Hà Nội) tại hội thảo về Biển Đông do Trung tâm chiến lược quốc tế tổ chức.

Thượng nghị sĩ cũng ca ngợi chính sách bảo vệ quyền tự do hải hành ở Biển Đông của chính phủ Tổng thống Barack Obama song khẳng định chính phủ Mỹ cần đi xa hơn nữa. Ông cho rằng Mỹ cần cho các nước khác biết rằng "Mỹ chấp nhận hoặc không chấp nhận những tuyên bố nào, cũng như chúng ta sẵn sàng ủng hộ hành động nào", đặc biệt là để bảo vệ Philippines, một nước đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.

McCain hoan nghênh quan hệ hợp tác với Bắc Kinh và không muốn xảy ra xung đột. Tuy nhiên, thượng nghị sĩ chỉ trích "thái độ hung hăng" và "những tuyên bố chủ quyền không có cơ sở" của Trung Quốc, coi là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông gần đây.

Tuần trước, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không dùng tới bạo lực ở Biển Đông và yêu cầu các bên "nỗ lực hơn nữa vì hòa bình và ổn định trong khu vực". Trung Quốc cũng yêu cầu các bên không liên quan không can dự vào tình hình Biển Đông. Phát ngôn này đưa ra sau khi thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình cho các tranh chấp trên biển tại khu vực Đông Nam Á.

Hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông tại Mỹ diễn ra trong hai này, quy tụ các chuyên gia, học giả, quan chức nổi tiếng liên quan đến vấn đề này. Đến từ Việt Nam có ba học giả.

Mai Trang - VnExpress.net

http://www.wearedesigner.net

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
TNS McCain chỉ trích Trung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông

Vừa trở về từ Đông Nam Á, chiều 20/6 (giờ địa phương), Thượng nghị sĩ John McCain đã có bài phát biểu tại hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington, Mỹ, nhấn mạnh Mỹ cần giúp Đông Nam Á tăng cường sức mạnh hải quân trước một Trung Quốc hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam, thiếu căn cứ trên Biển Đông.

Hội nghị do Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS tổ chức trong hai ngày 20 – 21/6 với sự tham gia của các học giả và giới làm chính sách nhiều nước, cả Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ…

“Hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam”
Trong bài phát biểu cuối ngày thảo luận đầu tiên 20/6, Thượng nghị sĩ John McCain nói với kinh nghiệm gần như cả cuộc đời làm việc về vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương, ông chia sẻ mối lo ngại về khả năng Biển Đông trở thành một điểm nóng.

Vài năm trở lại đây, Biển Đông đã có sự leo thang căng thẳng. Tình hình đòi hỏi phải “nói chuyện thẳng thắn” giữa các bên.

Vị thượng nghị sĩ Mỹ chỉ rõ: “Nguyên do chính làm căng thẳng gia tăng và khiến cho việc đạt được một giải pháp hòa bình ở Biển Đông bị bế tắc chính là “hành xử mang tính hiếu chiến” và “yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" của Trung Quốcở Biển Đông”.

Theo ông John McCain, tình hình Biển Đông sẽ mang tính quyết định trong việc định dạng sự phát triển khu vực CA-TBD trong thế kỉ này. Và Mỹ cần can dự tích cực.

Ông cũng nhắc lại thực tế, Trung Quốc có những hoạt động ở Biển Đông dựa trên các “quyền tự phong” ngay cả ở vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các quốc gia khác, như các sự kiện mới đây liên quan đến Việt Nam và Philippines.

Cái mà Trung Quốc gọi là bản đồ đường yêu sách 9 đoạn hình chữ U bao gồm tất cả các đảo trên Biển Đông, và vùng nước bao quanh 200 hải lý với các đảo đều gọi là vùng lãnh hải cũng không dựa trên luật pháp quốc tế, TNS Mỹ nói.

Cách giải thích luật quốc tế của Trung Quốc làm cản trở tự do hàng hải, tạo nên cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông.

McCain: Mỹ cần giúp ASEAN trên Biển Đông 20110621121856_JohnMCCain
TNS McCain: Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển".

Duy trì cân bằng chiến lược ở châu Á là lợi ích quốc gia của Mỹ
Thương nghị sĩ John McCain cũng đặt thẳng vấn đề, sẽ không ít người Mỹ đặt câu hỏi, tại sao người Mỹ lại phải quan tâm đến chuyện này, trong khi bản thân Mỹ đã can dự vào 3 cuộc chiến và kinh tế trong điều kiện bất ổn?

Ông lí giải, trước hết vì sự gắn kết kinh tế, khu vực ĐNA là nguồn cung quan trọng về lao động và tài nguyên, mang lại lợi ích cho nhiều người Mỹ.

Nhưng lớn hơn là vấn đề chiến lược. Cán cân chiến lược đang nghiêng về châu Á, với nhiều quốc gia đang nổi, trở nên mạnh và giàu có hơn.

“Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì một cân bằng chiến lược phù hợp ở khu vực quan trọng này”, ông John McCain nói.

Ông lưu ý, nếu một nước có thể “bắt nạt” nước khác, áp đặt các yêu sách chủ quyền của mình bằng việc sử dụng vũ lực, nó sẽ biến Biển Đông thành vùng biển không thể qua lại đối với các tàu thương mại và tàu quân sự, bao gồm cả của Mỹ…
Việc này sẽ làm suy yếu luật pháp quốc tế. Các nước mới nổi có thể phô diễn sức mạnh bằng vũ lực và các biện pháp hòa bình không thể bảo vệ được ai. Sẽ đến một ngày hải quân Mỹ không thể qua lại và hoạt động an toàn ở Tây TBD.

Giúp ASEAN tăng sức mạnh hải quân
Thượng nghị sĩ John McCain cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông: giải quyết bằng đàm phán đa phương. Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc đàm phán như vậy.

Ông cũng nói rõ, vấn đề Biển Đông chủ yếu là quan hệ của Trung Quốc với láng giềng, không phải là chuyện quan hệ Mỹ - Trung, tuy nhiên, Mỹ cần tiếp tục làm rõ chỗ đứng của Mỹ về việc những tuyên bố nào Mỹ ủng hộ, tuyên bố và hành động nào thì không, kế hoạch hành động của Mỹ để ủng hộ các đồng minh nhất là trong quan hệ với Philippines.

Theo ông John McCain, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết những khác biệt của chính mình, để tăng đoàn kết trong nội bộ ASEAN trong xử lý với Trung Quốc. “
“Trung Quốc muốn chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau. ASEAN cần tạo thành một mặt trận thống nhất”

Hơn nữa, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo đó, Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải"

Đồng thời, Mỹ và ASEAN cần “tăng các hoạt động tập trận chung, tạo nên bức tranh về hoạt động chung ở Biển Đông để có thể đáp trả lại bất kì mối đe dọa nào”.

Hơn nữa, vì lí do an ninh, đảm bảo cho hoạt động của hải quân Mỹ, đã đến lúc Quốc hội Mỹ phải quyết định có nên sớm thông qua Công ước luật Biển. Mỹ cũng cần đánh giá lại kế hoạch bố trí quân sự ở Guam và Nhật Bản, không phải để rút đi, mà để tăng cường cam kết của Mỹ về an ninh khu vực.

Mỹ cũng cần tiếp tục đầu tư cần thiết cho năng lực quân sự của Mỹ, đặc biệt là hải quân đảm bảo duy trì vị thế dẫn đầu về sức mạnh quân sự.

Hoàng Phương - vietnamnet

http://www.wearedesigner.net

╬khoadkt╬

╬khoadkt╬
Cựu BQT
Khó cho Việt Nam đây, giờ chỉ có Mỹ can thiệp được, mà Mỹ lại là nước CNTB! ko thể vẹn đôi đường..............

http://vn.360plus.yahoo.com/kata_1412646/

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
Lợi ích. phải dùng từ này để có cách nhìn thẳng vào một sự thật. Lâu nay chúng Ta hay mường tượng rằng chủ CNTB luôn là xấu xa. khoang hãy bàn về điều đó, quay về với hiện trạng Việt Nam ta thực tại mới thấy rằng sự can thiệp của Mỹ là cần thiết. Bởi lẽ trung quốc ngày hung hăn và ngày càng thể hiện rõ chủ nghĩa bá quyền mặc dù họ trên danh nghĩa là nước XHCN. Với VN họ là đồng chí láng giềng và là anh em tốt. Ngụy tạo trung quốc luôn vẽ ra những điều tốt đẹp về chính sách ngoại giao với tất cả những điều tốt đẹp nào là 4 tốt 16 chữ vàng nhưng thử hỏi họ có làm theo những điều họ nêu. Những bài học vẫn còn nguyên giá trị năm 1974 họ xâm lượt hoàng sa, năm 1988 họ xâm lượt 1 số đảo Trường Sa của Việt Nam, chưa hết năm 1979 họ trực tiếp xâm tiến đánh các tỉnh phía bắc của Việt Nam và bây giờ là bành trướng biển đông với đường lưỡi bò chiếm diện tích 80%. Vậy thử hỏi những điều đó có nói lên rằng XHCN là tốt hay không?. Quay về với tình hình thực tại của VN chúng ta phải rằng định rằng nếu đơn phương tranh chấp chủ quyền với trung quốc thì chỉ có thua thiệt. Đơn giản vì trung quốc quá mạnh so với VN hiện tại cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Từ đó Ta nhận thấy rằng nếu muốn bảo vệ chủ quyền biển đảo không còn cách nào khác là phải quốc tế hóa biển đông. Hiện tại trong các nước có thể đối trọng với trung quốc không ai khác chính là Mỹ. Có nhiều lý do để Mỹ can thiệp vào tình hình biển đông hiện tai. Nhưng có một nguyên nhân xâu xa để Mỹ can thiệp vào tình hình biển đông là vì lý do "vị thế". Chúng Ta phải thừa nhận một điều rằng Mỹ hiện tại là cường quốc số 1 thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự. Chính vi lẽ đó không Ai muốn vị thế của mình mất đi vào tay kẻ khác mà đích danh là trung quốc đang trỗi dậy một cách chóng mặt. Vì thế cái lợi ích kinh tế về tự do hàng hải của tuyến đường giao thông hàng hải qua eo biển malacca mà ngoại trưởng Mỹ Harry Clinton vừa nêu hồi tháng 10 năm 2010 chỉ là thứ yếu , cái quan trọng là Mỹ muốn bao vây kiềm hãm trung quốc. Từ những phân tích đó Ta có cái nhìn khách quan rằng hiện tại nếu Mỹ can thiệp vào vấn đề biển đông là có lợi cho Việt Nam . Vậy nên tất cả điều sòng phẳng và chúng Ta đừng nên mông lung rằng XHCN hay CNTB là tốt hay xấu. ở đẩy chỉ có thể nói lên với 2 từ " lợi ích".

Davidcuong_lyson

Davidcuong_lyson
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Thật ra mà nói XHCN cũng giống như TBCN thôi, nhìn thực tế thì thấy rỏ XHCN ở VN thật ra mang tiếng XHCN nhưng vẫn tồn tại TBCN. Đọc qua bài viết của anh Thắm e thấy anh phân tích rất hay và rất sâu xa. Nếu những nhà nghiên cứu về quân sự VN vô tình đọc được chắc sẽ đưa anh vào danh sách những người chuyên nghiên cứu về tình hình chiến lược quân sự VN quá!
Bài hay quá anh thắm ơi!

http://vuongquoctoi.tk/

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
GS Peter Dutton nhấn mạnh rằng đường chữ U là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông.

Sáng 21/6, cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tiếp tục diễn ra với các phiên thảo luận đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế an ninh trên biển hiện có tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh khu vực.

Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp, giáo sư Peter Dutton của ĐH Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

"UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế."

Ông Dutton nhấn mạnh rằng đường chữ U là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông.

Liên quan đến DOC, trong cuộc thảo luận trước đó, Giám đốc Chính trị và An ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap cho biết ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và hiện ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.

Tiến sỹ Dutton cho rằng không bao giờ thiếu những ý tưởng để giải quyết vấn đề, mà chỉ thiếu ý chí chính trị. "Các bên đều phải có nhượng bộ về chính trị, nếu không sẽ dẫn đến việc nước mạnh hơn sẽ làm những gì có thể làm và nước nhỏ làm điều phải làm."

Chung quan điểm này, tiến sỹ Stein Tonnesson thuộc Viện Hòa bình Oslo của Nauy đề xuất một số điểm ông cho rằng các quốc gia có thể nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.

Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy hợp tác về biển và quân sự dưới hình thức tuần tra chung, diễn tập chung với sự tham gia của Trung Quốc, ASEAN và các nước có liên quan; đồng thời các bên cần công khai, minh bạch, giảm mua sắm vũ trang và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin.

Về cơ chế "khai thác chung," hầu hết các học giả đều nhận định rằng cơ chế này đã không phát huy tác dụng, bởi các bên không thống nhất với nhau trong việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 20 và 21/6, với sự tham gia của hơn 100 học giả, quan chức ngoại giao và nhà báo quốc tế.

Một số quan chức cấp cao như Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte đã có bài phát biểu quan trọng, kêu gọi việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế đa phương và luật pháp quốc tế. ()

Theo TTXVN

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Mỹ và Nhật cùng “cảnh cáo” Trung Quốc

Trong tuyên bố này, cả hai chính phủ đều nhấn mạnh “Chúng tôi sẽ ‘đôn đốc’ một số quốc gia đang theo đuổi và triển khai các lực lượng quân sự gây ra sự bất ổn cho nền an ninh khu vực”. Mặc dù Chính phủ của cả Mỹ và Nhật không nêu rõ “một số quốc gia” ở đây là ai, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì chắc chắn hai nước này muốn nhắm chỉ vào Trung Quốc.

Tàu Hải tuần (tuần tra biển) mang số hiệu 31 của Trung Quốc trước khi tiến vào Biển Đông

Cũng theo hãng tin Kyodo thì bắt đầu từ tháng 2 năm 2005, lần đầu tiên Mỹ và Nhật hợp tác để xây dựng “Mục tiêu chiến lược chung”. Chính vì lý do này mà chi phí cho quân sự của Trung Quốc đã tăng 1, 5 lần từ năm 2005 đến năm 2010. Theo tiết lộ của một số hãng tin truyền thông khác tại Nhật cho biết thì cả hai bên Mỹ và Nhật đều cho rằng: “Hiện tại tình hình an ninh khu vực Thái Bình Dương đang có xu hướng trở nên nghiêm trọng. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hành xử có trách nhiệm đối với ổn định khu vực, và tôn trọng luật lệ quốc tế trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu.”.

Trong mục tiêu chiến lược chung của mình, cả Mỹ và Nhật đều nhấn mạnh rằng “Trước tình hình Trung Quốc hiện đại hóa quân đội cùng với một loạt những hoạt động tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng này, hai bên 9 (chỉ Mỹ và Nhật) cùng phải thắt chặt hơn nữa mối quan hệ chiến lược”

Còn với tình hình căng thẳng tại Biển Đông, “Mục tiêu chiến lược chung” nhấn mạnh: “Phải tuân theo quy tắc quốc tế và tuân theo luật tự do hàng hải để duy trì ổn định trong khu vực”. Cũng trong nội dung nhấn mạnh về tình hình Biển Đông, tuyên bố này còn nêu rõ “Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hành vi ngăn cản các tàu của Nhật và Mỹ hoạt động trên khu vực này”.

Tuyên bố cũng khẳng định, khả năng quân sự của Trung Quốc có thể làm mất ổn định an ninh khu vực, và rằng Mỹ cùng Nhật Bản sẽ cố gắng can ngăn Trung Quốc theo đuổi những khẳng định chủ quyền lãnh thổ của họ.

Thủy Bình

vandayit

vandayit
Ban ĐH
 Ban ĐH
Báo Trung Quốc xuyên tạc sự thật và hăm dọa Việt Nam

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng xã luận mang tiêu đề 'Cứng rắn với Trung Quốc không mang lại lợi ích gì cho Việt Nam', chứa đầy những lời lẽ xuyên tạc sự thật và hăm dọa. Bài báo đó được đăng sau khi tàu Trung Quốc vô cớ xông vào cắt, phá cáp của tàu thăm dò Việt Nam.

Trước những tuyên bố ngang ngược của báo chí Trung Quốc thời gian gần đây, hôm qua Đại Đoàn Kết - tờ báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đăng bài xã luận với tiêu đề "Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam".

Nội dung bài xã luận như sau:

Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió. Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành "láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.

Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc "lớn tiếng” nhất. Ngày 11/6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề "Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới - đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông - hiểu đúng sự việc, cần nói lại đôi điều.

Bài xã luận nói Việt Nam "đe dọa”, "dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là "đe dọa” hay "dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ.

Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau.

Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam "dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, "nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại...” (nhân đây, xin nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt).

Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.

Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11/6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là "người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.

Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa "nước lớn” và "nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương "tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa "trỗi dậy hòa bình”.

Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế..., phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước... Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại.

Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu "trùm chăn mà đánh” được!

Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)?

Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.

Bài xã luận đánh giá rằng, "Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ "Hà Nội” bằng chữ "Bắc Kinh” là đủ!

Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!

Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Theo Vnexpress

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Mỹ, Nhật chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng tại Biển Đông
(Dân trí) - Mỹ và Nhật Bản đã cùng lên tiếng bày tỏ quan ngại về những động thái gây gấn gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi hai nước tập trung vào các mục tiêu chiến lược chung, chủ yếu để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
[img]McCain: Mỹ cần giúp ASEAN trên Biển Đông 16d169 [/img]
Các quan chức Mỹ-Nhật tại Washington.

Ủy ban Tham vấn An ninh song phương Nhật-Mỹ vừa có cuộc họp với sự tham gia của Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto, Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa, và về phía Mỹ có Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.

Báo chí Nhật Bản hôm nay đưa tin, không đạt được thỏa thuận về thời điểm di chuyển căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa, Nhật Bản và Mỹ đã tập trung vào các mục tiêu chiến lược chung, trong đó đặc biệt để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc .

Tokyo và Washington thông báo đã nhất trí hoãn kế hoạch di chuyển căn cứ quân sự của Mỹ nằm trên đảo Okinawa ở phía nam Nhật đến sau năm 2014. Tương lai của căn cứ không quân Mỹ trên hòn đảo đông dân cư Okinawa là một chủ đề nhạy cảm trong quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Mỹ kể từ năm 2009.

Để chứng minh rằng quan hệ đồng minh đang thực sự sâu sắc, hai bên đã đồng ý chỉnh sửa lại toàn bộ các mục tiêu chiến lược đã thỏa thuận trong các cuộc họp năm 2005 và 2007.

Mặc dù những mục tiêu chiến lược được chỉnh sửa không nhằm đích danh Trung Quốc, nhưng theo một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, tài liệu này đã tăng mức độ nhằm vào Trung Quốc.

“Tài liệu này tránh nhắc trực tiếp đến Trung Quốc, nhưng bất kỳ ai đọc đều sẽ hiểu tài liệu đang nói đến Trung Quốc”, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói.

Trong các cuộc thảo luận, các bộ trưởng hai bên chỉ ra những vấn đề gia tăng trong những tháng gần đây do sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Nó dẫn đến những va chạm liên quan đến tự do hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông”, Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto nói, ám chỉ những hành động gây hấn trên biển của Trung Quốc.

Theo ông, trong khi Nhật Bản và Mỹ cần hợp tác với các nước trong khu vực, hai bên cũng cần yêu cầu Trung Quốc giải quyết vấn đề này với tinh thần trách nhiệm và xây dựng.

Ngoại trưởng Mỹ đi vào chi tiết hơn, khi chỉ trích những động thái của Bắc Kinh tại Biển Đông, đã khiến gia tăng căng thẳng trong khu vực. Bà Clinton cho biết Mỹ đang theo đuổi đảm an ninh quốc gia trên biển bằng cách tuân thủ luật pháp quốc tế để đảm bảo tự do giao thương.

Mùa Hè năm 2010, bà Hillary tuyên bố tự do hàng hải là lợi ích quốc gia của Mỹ. Kể từ đó, tự do hàng hải trở thành vấn đề thảo luận lớn giữa Nhật Bản và Mỹ.
Hà Khoa
Theo Asahi Shimbun, AFP[img][/img]

thanhhai

thanhhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tốt lắm như thế thì đỡ được rất là nhiều phần. Chúng ta không nên sâu rộng ra nhiều vấn đề những vấn đề mà cần thiết trên hết là cần sự viện trợ và sự can thiệt của nhiều nước trên TG.

https://www.facebook.com/daothanhhai.cosmetic

sinbad

sinbad
Level 1
Level 1
bọn tàu Khựa ghê thật. Mà Liên Xô vs Cu 3 ngày xưa đâu rồi nhỉ??? nếu bọn Khựa nó giám qua đây, tui cắt cổ vịt nhà nó. Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đơn giản như là 1 + 1 = 2 thôi. Khỏi cần chứng minh...

Romeo

Romeo
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
đừng trông chờ vào nước Mĩ....

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
"Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn"
Wilston Churchill

nhậu_cùng_đương_tăng

nhậu_cùng_đương_tăng
Tiều ngư
Tiều ngư
mỹ chũng như trung quốc thôi thường bắc nạt kẻ yếu
"đừng nuôi ong tay áo
dẫn cáo vào nhà "

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Một vai trò của Mỹ ở Biển Đông
Tuần trước, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã ở Washington với sứ mệnh tìm kiếm một sự ủng hộ rõ ràng, cụ thể hơn từ Mỹ khi tranh chấp lãnh thổ giữa Manila và Bắc Kinh gia tăng ở Biển Đông.

Ông del Rosario nói rằng, ông tìm kiếm “sự rõ ràng” về hiệp ước phòng thủ chung giữa Philippines và Mỹ; ông mong muốn Mỹ tuyên bố rằng, hiệp ước này sẽ được áp dụng cho tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc về vùng biển giàu tiềm năng dầu khí. Chính phủ của ông cũng muốn được trợ giúp để tăng cường lực lượng hải quân, có lẽ là thông qua việc thuê các tàu tuần tra.

Đây là những đề nghị khó khăn cho chính quyền Obama khi đang cố gắng tránh đứng về bất kỳ phía nào trong những nguy cơ đụng độ ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở một vùng biển châu Á rộng lớn, giàu tài nguyên và có ý nghĩa sống còn – vùng biển mà Bắc Kinh (rõ ràng là đi ngược với luật pháp quốc tế) khi đưa ra tuyên bố chủ quyền với toàn bộ khu vực này.

Trung Quốc dĩ nhiên muốn Mỹ đứng ngoài tranh chấp giữa họ với Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Họ muốn giải quyết vấn đề bằng con đường song phương với từng quốc gia yếu hơn. “Tôi tin là cá nhân mỗi nước thực sự đang đùa với lửa”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải nói hôm thứ Tư. Ông này thậm chí cảnh báo: “Và tôi hy vọng Mỹ sẽ không bị bỏng vì ngọn lửa này”.

Kiểu ngôn ngữ đe dọa này rõ ràng làm rõ vì sao Mỹ cần phải áp dụng ảnh hưởng của mình. Hơn 1/3 thương mại toàn cầu chu chuyển qua Biển Đông. Và vì vậy đảm bảo tự do hàng hải là “một lợi ích quốc gia” như Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã tuyên bố năm ngoái. Một điều quan trọng nữa là kiểm tra việc Trung Quốc “tăng tốc” chèn áp các nước láng giềng, kiểu như Philippines hay thậm chí là Nhật Bản – nước cũng có tranh chấp hàng hải với Bắc Kinh.

Chính quyền Obama đã có những hành động trong xu hướng này. Ngoài tuyên bố của bà Clinton – khi bà tái khẳng định lợi ích của Mỹ ở Biển Đông trong tuần trước, thì gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Robert M. Gates cũng cam kết rằng “5 năm kể từ bây giờ trở đi, ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á sẽ mạnh mẽ nếu không phải là mạnh hơn hiện tại”.

Sau cuộc gặp với ông del Rosario, bà Clinton khẳng định, Mỹ tuân thủ hiệp ước phòng thủ chung với Philippines và sẽ cung cấp cho đồng minh này các loại vũ khí phù hợp. Bà nói: "Chúng tôi quyết tâm và cam kết hỗ trợ cho việc phòng thủ của Philippines và có nghĩa là sẽ cố gắng tìm cách cung cấp các trang thiết bị phù hợp”.

Những tuyên bố như vậy nên được kết hợp với các sáng kiến. Bà Clinton từng đề xuất, Mỹ có thể đóng một vai trò trong việc thúc đẩy các cuộc thảo luận đa phương về Biển Đông; Washington nên gây sức ép với Trung Quốc để chính thức hóa một “bộ quy tắc hành xử” với các quốc gia Đông Nam Á trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

Mặc dù có tính trung lập trong tranh chấp lãnh thổ, chính quyền Obama cũng có thể chỉ ra việc các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là mâu thuẫn với công ước của LHQ. Và nếu chính phủ của ông del Rosario mong muốn thay đổi hợp tác quốc phòng lâu dài giữa Philippines với Mỹ từ chống khủng bố sang tuần tra và bảo vệ lãnh hải của họ, thì Lầu Năm Góc nên sẵn sàng hợp tác.

Thái An (Theo Washingtonpost)

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết