Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Người nghèo xã đảo An Bình: Khát vọng vượt "bão"  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Người nghèo xã đảo An Bình: Khát vọng vượt "bão"  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Người nghèo xã đảo An Bình: Khát vọng vượt "bão"
(QNg)- Xã đảo An Bình (Lý Sơn) thời điểm này không có bão. Thế nhưng người dân đảo hàng ngày phải đối mặt với khó khăn, thiếu thốn trăm bề thật chẳng khác gì những cơn "bão" lớn. Hàng trăm cư dân yêu biển, bám đảo ấy đang rất cần sự quan tâm của toàn xã hội…

Mong hỗ trợ gạo ăn "mùa giáp hạt"!


Sau hơn 1 tiếng đồng hồ từ cảng Sa Kỳ vượt biển ra đảo Lớn, chúng tôi lại tiếp tục lênh đênh thêm nửa giờ nữa từ đảo Lớn sang đảo Bé- xã đảo An Bình. Tàu cập cảng vào lúc trời tròn bóng nắng. Những người mẹ, người chị ra đón tàu để nhận hàng hóa, thực phẩm được gửi sang từ đảo Lớn. Mỗi một món hàng, khi được chuyển đến các gia đình ở đảo Bé giá đều "đội" lên từ 20% đến 30% so với giá ở đất liền. Anh Đặng Văn Tròn - chủ tàu chở khách nói: "Dân đảo Bé nghèo, thu nhập thấp nhưng hàng hóa tiêu dùng giá lại rất cao. Nhiều người không làm ra tiền thì chỉ có cơm với nước mắm".

Người nghèo xã đảo An Bình: Khát vọng vượt "bão"  Images649254_quangheo
Bà Trần Thị Thinh ở khu dân cư số 1, xã An Bình - đảo Bé mắc bệnh nan y không có tiền chữa trị đang cần sự giúp đỡ của xã hội.

Ông Phạm Ái Việt - Bí thư Đảng ủy xã An Bình cho biết: Xã đảo có gần 100 hộ dân, nhưng có tới hơn 60 là hộ nghèo. Trong số 60 hộ ấy thì giờ này có đến 40 hộ thiếu ăn". Thu nhập của người dân nghèo ở đảo chỉ có hai nguồn: Trồng hành tỏi và đánh bắt hải sản. Thế nhưng tỏi hành năm nay mất mùa lại tụt giá thê thảm. Còn đánh bắt hải sản thì chỉ có cánh đàn ông đi làm thuê trên tàu cá cả tháng mới trở về. Hiện tại các hộ dân này không có nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Bí thư Đảng ủy xã kiến nghị: "Xã mong cấp trên quan tâm hỗ trợ gạo cứu đói cho dân đảo Bé càng sớm càng tốt".

Chúng tôi đi "khảo sát" kho dự trữ lương thực của đảo. Gạo trong kho còn mấy tấn, nhưng ông Bí thư Đảng ủy xã bảo số gạo này đã được UBND huyện Lý Sơn đưa vào diện "bán" chứ không cấp hỗ trợ. Giá bán lúc đầu là 10.000 đồng/kg - chẳng có người mua. Nay hạ xuống còn 8.000 đồng/kg - có lẽ cũng chẳng bán được bởi dân không có tiền. Đem câu chuyện "bán gạo dự trữ" của đảo Bé trao đổi với bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn thì được biết: Việc bán gạo này nhằm "thay gạo cũ thành gạo mới" tiếp tục dự trữ. Nếu hỗ trợ thì huyện lấy tiền đâu mà mua gạo để dự trữ cho mùa biển động.

Về nguyên tắc, việc hỗ trợ gạo được UBND huyện Lý Sơn thực hiện trong tình hình mưa bão dài ngày biển động, còn ở những thời điểm khác, thì người dân phải tự tìm nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống. Tháng giêng, hai không phải thời điểm mưa bão. Ở thời điểm này hàng năm người dân nghèo trên đảo Bé đã có trong nhà ít nhất cả chục triệu đồng nhờ bán hành tỏi. Thế nhưng, năm nay do hành tỏi mất mùa, mất giá, hầu như chẳng ai có đồng nào trong nhà. Đành rằng không có bão, nhưng người dân đảo đang rất cần cấp trên căn cứ tình hình thực tế để hỗ trợ gạo ăn.

Nhiều hoàn cảnh cần hỗ trợ chữa bệnh

Ở đảo Bé, ngoại trừ căn nhà để chắn giông bão thì dường như các gia đình không có tài sản nào khác. Nguồn thu nhập chỉ trông vào hai cây hành, tỏi và làm thuê cho các chủ tàu. Không có nghề phụ nào "sống" trên hòn đảo nhỏ này. Bởi thế, có cần cù lao động thì lúc nông nhàn người dân khó lòng kiếm ra đồng bạc nào để trang trải cuộc sống. Đã vậy, giá cả lại quá đắt đỏ. Nếu muốn bước chân đến chợ Lý Sơn (ở đảo Lớn) phải tốn 40.000 đồng tiền tàu cho lượt đi và về. Ngặt nhất là khi đau bệnh phải đến bệnh viện, chưa nói đến chi phí điều trị, để đến được bệnh viện tỉnh, người dân tốn ít nhất nửa triệu đồng. Nhiều người nghèo biết mình có bệnh cũng đành phó thác tính mạng cho trời.

Bà Trần Thị Thinh (60 tuổi) ở khu dân cư số 1, xã đảo An Bình bị bệnh nan y hơn 10 năm nay nhưng mới chỉ "dám" đến bệnh viện duy nhất 1 lần. Với chỉ một lần đi ấy, bà Thinh đã nợ đến hơn 20 triệu đồng. Hiện bệnh của bà đã ở giai đoạn nặng. Cuộc sống của bà chỉ dựa vào vài vuông hành tỏi bé nhỏ nằm ở cuối đảo, thu nhập còm cõi, lo cái ăn còn chưa đủ, lấy tiền đâu mà chữa bệnh. "Tôi muốn được giúp đỡ chữa bệnh, để tiếp tục ở lại giữ hòn đảo nhỏ mà cha mẹ tôi thuở trước khai khẩn lập nghiệp"- bà Thinh ước nguyện.

Trường hợp của anh Bùi Huệ-chàng thanh niên bị liệt nửa người sau một lần lặn biển cũng đang phải đối mặt với bệnh tật dày vò nhưng chẳng có tiền để điều trị. Anh xanh xao, tiều tụy ngồi trên chiếc ghế xếp, tha thiết nói với chúng tôi rằng: "Do di chứng của tai nạn lặn biển nên trong người mình có nhiều thứ bệnh lắm. Điều kiện đi lại khó khăn, tốn kém, gia đình không có đủ tiền để đưa mình đến bệnh viện". Cha mẹ già trên 80 tuổi, nhà nghèo, bản thân tàn phế, anh Huệ đang rất cần sự cưu mang của toàn xã hội.

Nơi đảo Bé xa xôi, nhiều gia đình nghèo đang từng ngày mong đợi sự quan tâm của chính quyền để được nhận gạo hỗ trợ vượt qua những ngày giáp hạt. Còn hai hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - bà Trần Thị Thinh và anh Bùi Huệ ngoài cái ăn họ còn luôn ngóng trông nhận được sự giúp đỡ để chữa bệnh, tiếp tục sống, gắn bó với hòn đảo nhỏ - đảo Bé thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài, ảnh: THANH NHỊ[b]

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]