Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Tiếng ốc u trầm hùng 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Tiếng ốc u trầm hùng 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Tiếng ốc u trầm hùng Empty Tiếng ốc u trầm hùng Mon Aug 19, 2013 4:08 pm

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
“Con ơi con ngủ cho say/để mẹ nấu cháo luộc rau cha dùng. Ốc u đã thổi lên rồi/để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa…”. Lời hát ru con với hình tượng con ốc u của người mẹ ở Lý Sơn khi tiễn chồng đi Hoàng Sa thuở trước giờ còn vang mãi trong lòng mỗi cư dân trên đảo.

Tiếng ốc u trầm hùng CAM00611
Cụ ông Võ Chú đang hướng dẫn cho lớp hậu sinh cách thổi ốc u.

Chuyện về con ốc u nơi đất đảo Lý Sơn vẫn được các thế hệ con, cháu trong các tộc họ tiền hiền, hậu hiền trên đảo am hiểu tường tận. Theo lời kể của các bậc cao niên, cách đây hơn 300 năm, khi những hùng binh Hoàng Sa đầu tiên trên đất đảo Lý Sơn vâng lệnh vua ban, dong thuyền cưỡi sóng, vượt biển ra khơi để đo đạc hải trình, cắm mốc chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì tiếng ốc u luôn gắn với những câu chuyện bi ai, can trường của họ.

Cụ ông Đặng Lại, 86 tuổi, bồi hồi nhớ lại, khi lớn lên ông đã được các bậc tiền nhân trong làng cho biết trong vật dụng hành trình vượt biển vươn khơi của những hùng bình Hoàng Sa năm xưa, ngoài lương thực, thực phẩm và các vật dụng sinh hoạt hàng ngày thì không thể thiếu con ốc u. Cụ Lại cho rằng, tiếng ốc u là hiệu lệnh quyền uy của người chỉ huy các chiến thuyền trên biển, đồng thời tiếng ốc u cũng là hiệu lệnh tiễn đưa người binh phu xuống thuyền đi giữ Hoàng Sa. Do đó, trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của cư dân trên đảo không thể thiếu tiếng ốc u trầm hùng, vang vọng. “Tiếng ốc u vang át được tiếng sóng gào, gió thét, giữa biển khơi mênh mông, không âm thanh nào có thể át được tiếng ốc u, âm của nó vừa trầm hùng vừa bi ai như tiếng lòng người dân binh. Do đó, con ốc u còn được xem như một biểu tượng của cư dân trên đảo Lý Sơn” - ông Đặng Lại cho biết.

Những lão ông cao niên trên đảo thì kể rằng, trong mỗi chiến thuyền vươn khơi đều có vài con ốc u. Người thổi ốc u là người chỉ huy chiến thuyền, bởi âm lệnh trầm bổng, ngắn dài từ ốc u phát ra là một hiệu lệnh mà các dân binh phải nhất nhất tuân theo. Ngày xưa các cụ mình sử dụng âm thanh của con ốc u để chuyển lệnh, giữa các chiến thuyền trên biển, ba hồi réo rắt bi ai báo hiệu có người tử nạn, sáu hồi sáu tiếng trầm hùng vang lên là lệnh thu quân. Sau hồi ba tiếng là lệnh xuất, liên tục dồn dập là có giặc. Ngoài ra, lúc thực thi nhiệm vụ trên biển cả mênh mông, tiếng ốc u còn được sử dụng để giữ liên lạc với nhau.

“Mỗi tiếng ốc u thổi lên đều có những thông điệp, những mệnh lậnh chứa đựng trong ấy, mỗi dân binh Hoàng Sa năm xưa đều thấu hiểu qua từng âm điệu” – cụ Võ Hiển Đạt (85 tuổi) giải thích.

Còn lão “nghệ nhân già” Võ Chú ở thôn Đông xã An Vĩnh có thâm niên 60 năm gắn với con ốc trong các lễ khao lề của cư dân trên đảo cho biết, từ khi tóc để chỏm cụ đã vinh dự được chọn vào đội thổi ốc u trong các lễ tế của làng. Thổi ốc u không không khó nhưng để thổi có âm điệu thì phải là người có “biệt tài” và có “cơ duyên”, nghìn người thổi nhưng chỉ chọn được một, bởi khi tiếng ốc u thổi lên phải như thúc giục, trần hùng, bi ai, đồng thời phải tạo khí thế cho người nghe, và trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của cư dân trên đảo ngày nay không thể không có tiếng ốc u.

“Ngày xưa tiếng ốc u là hiệu lệnh của đội dân binh Hoàng Sa, hoặc thông báo có giặc tràn vào cướp bóc tài sản, nhưng ngày nay tiếng ốc u còn được người dân trên đảo sử dụng như một hiệu lệnh để giữ gìn trật tự an ninh, giữ gìn hoa màu trên đồng, Do đó con Ốc u đã gắn liền với đời sống của cư dân trên đảo”.  – ông Võ Hiển Đạt khẳng định.

Phạm Văn - Nguồn: http://www.quangngai.gov.vn/

http://www.wearedesigner.net

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]