Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Tâm linh một cõi đi về 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Tâm linh một cõi đi về 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Tâm linh một cõi đi về Empty Tâm linh một cõi đi về Thu Apr 29, 2010 12:37 pm

phuocloi

phuocloi
Tiều ngư
Tiều ngư
“Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa” là một trong số những câu ca về những binh phu mà bất cứ người dân nào trên đảo Lý Sơn cũng thuộc nằm lòng. Về dự Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay (28, 29/4) tôi lại thầm nhắc đến hai câu ca thiêng liêng đó.

Lễ Khao lề quy mô lớn nhất


Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức hàng năm là hoạt động tâm linh của người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có từ hàng trăm năm trước. Đứng trước lư đá khói hương nghi ngút vừa mới được UBND huyện Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) tặng cho Đình làng An Vĩnh, cụ Võ Hiển Đạt, một cao nhân ở Lý Sơn nhắn nhủ với tôi rằng, Lễ Khao lề đã trường tồn trong đời sống của người dân Lý Sơn ngay sau khi những binh phu của đảo giong buồm ra Hoàng Sa kể từ khi Chúa Nguyễn trấn nhậm phương Nam cách nay trên ba thế kỷ. Lễ được tổ chức hết sức trang nghiêm với sự tham gia của cả cộng đồng cư dân trên đảo nhằm tri ân công đức của những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa.

Tâm linh một cõi đi về E5fle-ruoc
Lễ rước linh vị các hùng binh từ Âm Linh Tự về nhập điện Đình làng An Vĩnh.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Điều này không chỉ thể hiện qua sự chuẩn bị và sự nô nức đón chờ của cư dân trên đảo suốt mấy tháng qua, mà còn thể hiện ở lượng khách từ nhiều địa phương trong cả nước đổ về dự lễ để thắp nén hương tưởng nhớ linh hồn tiền nhân, những người đầu tiên cắm cột mốc chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lượng khách đổ về Lý Sơn dự lễ đông đến mức Ban Quản lý cảng Lý Sơn đã phải tăng tần suất hoạt động của 4 chiếc tàu cao tốc chở khách từ đất liền ra đảo từ một chuyến mỗi ngày lên hai chuyến mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.



Là một trong số những người trong Ban khánh tiết của buổi lễ, cụ Võ Hiển Đạt tâm sự: Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức hàng năm còn là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, với mong muốn lớp con cháu hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam như ông cha đã từng làm từ hàng trăm năm qua. Bởi thế ngay từ sáng sớm, hàng nghìn cư dân trên đảo không ai bảo ai đã “diện” những bộ cánh mới nhất và các bô lão áo dài khăn đóng chỉnh tề tập trung về Âm Linh Tự để làm lễ rước linh vị các hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa về nhập điện đình làng An Vĩnh và thành kính làm lễ cầu siêu, cầu an.

Là hậu duệ đời thứ 7 của Cai đội Phạm Hữu Nhật, một trong những vị cai đội nổi tiếng trong đội hùng binh năm xưa, ông Phạm Thoại Tuyền tâm sự: Những hùng binh ngày ấy được triều đình trao nhiệm vụ đặc biệt và ra đi với tâm thế trách nhiệm của thần dân với vua và với đất nước “Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi” như lời một câu ca được cư dân trên đảo truyền tụng từ đời này qua đời khác. Họ ra đi để khai thác sản vật, đo đạc thủy trình và dựng bia cắm mốc chủ quyền quốc gia trên biển. Với phương tiện là những chiếc thuyền câu, ra Hoàng Sa là một hải trình đầy hiểm nguy, nhiều dân binh Lý Sơn đã “một đi không trở lại”. Do đó Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ tế những người “một đi không trở lại” ấy.

Trong Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, có một bộ “đồ lễ” nhất thiết không thể thiếu được đó là những chiếc thuyền chở nặng tấm lòng tri ân công đức của hậu thế đối với các bậc tiền nhân do các bô lão trong làng phục dựng. Nhìn các ngư dân dày dạn kinh nghiệm đi biển kính cẩn thả những chiếc thuyền ấy xuống lòng biển khơi; lại nhìn những hình nhân thế mạng được làm bằng đất sét cùng với những chiếc thuyền buồm nhỏ, tất cả hòa vào lòng biển cả... tôi như được thấy lại hình ảnh sống động của những hùng binh năm xưa đã không quản ngại đường xa, bão tố lên đường thực thi nhiệm vụ thần dân đối với sự vẹn toàn của giang sơn Tổ quốc...

Tâm linh một cõi đi về Lecau-sieu
Lễ cầu siêu các hùng binh Hoàng sa kiêm quản Trường Sa năm xưa

Sóng làm lưỡi kiếm vạch trời đất ghi

Về dự Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, Trưởng Ban điều hành tủ sách Hoàng Sa - Trường Sa và biển Đông, Ủy viên Ban chấp hành Hội khoa học lịch sử Việt Nam chân thành: “Chúng ta, lớp cháu con hậu thế xin được nghiêng mình trước vong linh những con người dũng cảm ấy, để thêm một lần nữa ghi sâu vào tâm khảm mình hình vóc thiêng liêng của Tổ quốc không bao giờ tách rời hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Còn nhà thơ Lý Văn Hiền đã không cầm được lòng mình, anh viết những câu thơ “thần” từ trái tim cháy bỏng như một nén hương tưởng nhớ và khắc ghi công đức của tiền nhân cũng như trách nhiệm của người dân nước Việt hôm nay và mãi mãi về sau: “Thân còn sót đoạn xương thừa/ Cũng mài vào đá mà thưa cùng người/ Đây là cương thổ muôn đời/ Sóng làm lưỡi kiếm vạch trời đất ghi”.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, một chuyên gia về lịch sử, văn hóa biển đảo, Giám đốc Sở VH,TT&DL Quảng Ngãi cho biết: Nhân Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay, ngành VH,TT&DL tỉnh tổ chức khánh thành quần thể Khu di tích lịch sử văn hóa Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa bao gồm các công trình như: Đình làng An Vĩnh, tượng đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, nhà trưng bày các tư liệu quý về đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, các ngôi mộ gió của các vị Cai đội Võ Văn Khiết, Phạm Quang Ảnh, Nguyễn Quang Tám... là những vị chỉ huy các đội hải thuyền đi Hoàng Sa, Trường Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển của Tổ quốc năm xưa, khánh thành miếu thờ đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, trao bằng khen của Bộ VH,TT&DL cho dòng tộc họ Đặng đã có công giữ gìn và hiến tặng tài liệu lịch sử quý giá có liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]