Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đa, đề ở Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đa, đề ở Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Đa, đề ở Lý Sơn Empty Đa, đề ở Lý Sơn Wed Sep 16, 2009 6:32 pm

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Đa, đề ở Lý Sơn




Một chiều, thời gian đầu dựng tượng Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở Lý Sơn, nhà điêu khắc Hà Trí Dũng tiếp một cụ già vóc thanh mảnh nhưng nhanh nhẹn quắc thước.
Đa, đề ở Lý Sơn TP_44124281
Chỉ dụ của vua Minh Mệnh được cẩn sứ, cụ Võ Hiển Đạt viết chữ, nghệ nhân Đặng Hên thể hiện

Ngay khi vào chuyện, Dũng đã biết cụ là một trong những người không phải là khán giả bình thường của Lý Sơn mà nhóm dựng tượng vẫn luôn được tiếp xúc khi họ ghé qua coi tượng.

Cụ rành rẽ sử đảo, sử nước đặc biệt giai đoạn các vua Nguyễn duy trì tổ chức đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Dũng đã tìm đến nhà cụ. Điều làm Dũng choáng và khâm phục là trong nhà cụ la liệt những sách sử bằng chữ Hán. Cụ không những đọc được bằng nguyên bản mà còn viết chữ Hán rất đẹp.

Không lâu, cụ đưa cho Dũng hàng chữ do chính tay cụ viết trích ra từ một cuốn sử nhà Nguyễn một chỉ lệnh của vua Minh Mệnh về vị trí đắc địa, đắc hải cực kỳ quan trọng của quần đảo Hoàng Sa đối với quốc gia Đại Việt về quốc phòng và kinh tế: Bản Quốc Hải Cương Hoàng Sa Xứ Tối Thị Hiểm Yếu.

Bản viết tay chỉ lệnh cô đọng hàm súc ấy cùng dòng lạc khoản ghi xuất xứ Năm Minh Mệnh Bính Thân thứ 18, 1836 đã được chuyển gấp tới Hội đồng dựng tượng.

Rất nhanh, một việc được Hội đồng chuẩn y là chỉ lệnh của vua Minh Mệnh cùng dòng lạc khoản ghi xuất xứ được thể hiện trang trọng trên mặt sau cánh buồm nhóm tượng Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.
Đa, đề ở Lý Sơn TP_44126312
Cụ Võ Hiển Đạt - Ảnh: Xuân Ba

Hình như tôi cũng lây ngay cảm giác của nhà điêu khắc Hà Trí Dũng khi ngồi trong nhà cụ Võ Hiển Đạt. Chợt nhớ hôm ngồi tàu cao tốc ra Lý Sơn cứ nghĩ mình đang đến một xứ biên viễn những cùng hương tịch nhưỡng, đành một nhẽ nghe được nghe trước dân Lý Sơn thuần về đánh cá với trồng tỏi...

Mà nghề chài lưới thì giăng sẵn trong đầu những sự bặm trợn về đời sống lẫn kiểu quần cư tạm bợ này khác?! Nhưng nào ngờ... khi tôi được anh Đặng Hên, một nghệ nhân của Lý Sơn, đưa thăm một số đền chùa của đảo, điều bắt mắt đầu tiên là chữ nghĩa ở đây rất được.

Được cả về ý lẫn hình thức, không giống với những điều nghịch mắt, những là nguệch ngoạc lẫn mòn sáo vẫn thường gặp ở không ít đình chùa được xem là lớn, được xếp hạng này khác hẳn hoi và được tiếng là quy mô lẫn nghiêm cẩn trong việc thờ tự thường vẫn hay gặp trong đất liền.

Không nói quá nhưng có cả buổi tôi loanh quanh khó mà dứt mắt khỏi Âm Linh Tự. Chưa phải là tại đây xuất phát lệ khao lề thế lính Hoàng Sa mà cái đoạn quẩn chân tôi ở Âm Linh Tự và cũng bắt mắt khách thăm có lẽ là những hàng đại tự câu đối được cẩn được dán bằng sứ!

Thứ sứ đập ra từ những chén bát kiểu có men lam xứ Huế mà nghệ nhân Đặng Hên đây phải cất công ra tận Huế hoặc Đà Nẵng để thửa về. Hỏi chữ của ai thì Đặng Hên đáp một cách kính cẩn là chữ của cụ Võ Hiển Đạt.

Hên cho hay, trước cụ Đạt và cùng thời với cụ, Lý Sơn có nhiều cụ văn hay chữ tốt, lâu nay Đặng Hên làm trò lẫn đệ tử trong việc thể hiện cái thần chữ của cụ Đạt tại một số đình chùa miếu mạo của Lý Sơn này.

Không phải tất tật đại tự câu đối đều được cẩn sứ mà nhiều chữ nhiều nội dung chỉ bằng xi măng vôi vữa, cẩn sứ chỉ là điểm xuyết và tỷ lệ vừa phải thôi nhưng tôi mạo muội nghĩ, hình như ở Lý Sơn đang tồn tại một dòng, một phong cách cẩn sứ men lam?

Chính nghệ nhân Đặng Hên đây, theo yêu cầu của cụ Võ Hiển Đạt và nhà điêu khắc Hà Trí Dũng, đã thể hiện 9 chữ chỉ lệnh của vua Minh Mạng cùng dòng lạc khoản, chữ Hán lẫn Quốc ngữ, bằng chất liệu xi măng cẩn sứ (chữ chính mỗi bề nhỉnh hơn 40cm) tại phần sau của cánh buồm tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, tất nhiên chữ là cũng của cụ Đạt rồi.

Chưa hết, có lẽ rồi mai kia ngành văn hóa Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung nên để mắt ngay đến những ngôi nhà cổ còn sót lại đang có nguy cơ gãy đổ.

Lý Sơn còn mấy chục kiểu nhà như thế. Cửa bức bàn lối cổ. Trần dát gỗ chạm khắc. Cửa võng được chạm trổ tinh vi. Nhà thì mái lèn bằng đất, bằng vỏ sò, nắng nực thế mà ngồi trong cứ rời rợi mát. Rồi còn những khu mộ cất bằng đá ong của những nhà có máu mặt công phu rinh cõng từ đất liền có tuổi thọ mấy trăm năm nữa...

Cụ Võ Hiển Đạt năm nay đã bảy bảy nhưng sức đi sức đọc của cụ hẵng còn tường minh lắm. Nhà cụ trên tường treo la liệt những câu đối mang nội dung hàm súc do chính tay cụ thảo có nhiều câu, nhiều đại tự cụ cho cẩn sứ hẳn hoi.

Họ Võ tên là Hiển Đạt nhưng thời Tây, thời Mỹ thời ta, cụ có bao giờ can dự khoa cử gì đâu mà hiển đạt? Đời ông cha cụ kỵ của cụ cũng thế...

Gốc gác viễn tổ ở Hà Tĩnh rời vào đất Quảng Ngãi và Lý Sơn đã nhiều đời. Học giỏi nhưng lạ cái không đi thi cử gì ráo! Văn cũng không mà võ cũng vậy. Học để biết, để mà hành xử, để mà thực thi đạo làm người. Ấy là hiển đạt vậy! Cụ thân sinh đặt tên cho cụ cũng hàm nghĩa đó...

Nhưng có một lần cụ không đừng được, đành lỗi với gia phong với tiền nhân. Ấy là khi cụ nhận chức xã trưởng thời Thiệu một thời gian dài.

Sau 1975, có giấy mời cụ ra Quảng Ngãi dự một Hội nghị trọng thể của ngành an ninh, mãi khi đó người thân lẫn bà con chòm xóm mới hay, bao nhiêu năm hồi Mỹ Thiệu, cụ đã âm thầm làm điệp báo cho cách mạng mà không ai biết. Mà vụ bí mật đổi tiền đô sang tiền ngụy với số lượng lớn cho cách mạng thi thoảng cụ mới kể cho con cháu lẫn người thân.

Chuyện cùng cụ Võ vợi đi cả một buổi chiều oi nồng mà vẫn không dứt được những tình tiết cứ hôi hổi về một Hoàng Sa dù đã quá vãng... Hóa ra cụ hồi trai tráng đã từng mấy chuyến theo đàn ông đàn ang Lý Sơn cày xới ngang dọc ngư trường Hoàng Sa.

Ấn tượng là vùng biển ấy, bây chừ có thưa thớt nhưng hồi ấy bộn cá lắm. Nhất là lắm loài cá quý mà ngư trường gần không có. Xôm tụ ngư trường Hoàng Sa những năm đã xa.

Cụ có người cháu trước là thủy quân chế độ cũ làm nhiệm vụ coi giữ Hoàng Sa đóng đồn trên đó. Chuyện bà con ngư dân ghé đảo nhờ trợ giúp thứ này thứ khác là chuyện thường nhưng bây giờ nghe kể lại cứ mang dư vị nuối tiếc lẫn xót xa...

Là thành viên chủ chốt nếu không muốn nói là chủ sự của Lễ khao lề thế lính tổ chức tuần tự tại Âm Linh Tự, cụ Võ Hiển Đạt ngoài việc bỏ công sức thường xuyên tu tạo trang trí bổ sung những bức hoành câu đối này khác còn chăm lo một cách bài bản sáng tạo, ngay cho người thuyết minh chẳng hạn, ý thức về chủ quyền lãnh hải của đất nước.

Cứ như những lớp mộ thật, mộ giả (mộ gió) san sát hiện còn ở Lý Sơn về những lớp dân binh trong Đội Hoàng Sa, kiêm quản Bắc Hải từ thời Nguyễn ra Hoàng Sa Trường Sa có thể suy ra phải hàng ngàn người.

Và tôi tin trong chất giọng trang trọng, kính cẩn của người thuyết minh, cứ đêm đêm dịp Lễ khao lề thế lính, âm thanh của âm binh rậm rịch đi lại ngoài đường cùng tiếng gươm giáo loảng xoảng kia là có thực.

Những chiều muộn ở Lý Sơn từng ngồi với dân chài chuyên đánh bắt xa bờ rượu rót ra bát to đưa cay bằng vốc cá cơm làm gỏi nhưng cũng có buổi như chiều nay, ở xứ cùng hương tịch nhưỡng lại đờ đẫn bên một cụ cao niên thanh mảnh đang bệt xuống cái sàn nhà dựng ngót trăm năm nghe cụ cắt nghĩa về sự độc đáo của những hàng chữ ngang dọc đan chéo nhau trong bức Chức Cẩm Hồi Văn.

Rồi một lúc khác lại chăm chắm dõi theo ngón tay xù xì do chuyên cần làm lụng chứ chẳng thanh mảnh như các bậc túc nho khác (cụ Võ chuyên chế ra các loại cửa sổ bằng xi măng với những họa tiết khác nhau trông khá bắt mắt. Như cụ cho hay, vừa có thu nhập vừa vui chứ con cái dâu rể cụ chu cấp cho cụ ông cùng cụ bà lúc mô cũng dư dả) dò theo những dòng nguyên bản trong Đại Nam thực lục chính biên.

Đó là những đoạn về chỉ dụ của vua Gia Long tháng 7 Quý Hợi (năm 1803). Mới lên ngôi vài năm nhưng vua đã chú trọng đến cương vực quốc gia lãnh hải các quan thủ ngự ở Sa Kỳ kết hợp với Đội Hoàng Sa lãnh việc tuần phòng và chống hải tặc như trước.

Sa Kỳ là cửa bể trọng yếu của đất Quảng Ngãi, bây giờ là cảng kinh tế quan trọng là bãi tắm mê hồn mà chiều hôm trước mình từng dầm dề. Còn Đội Hoàng Sa là hồn cốt của nhóm tượng của Hà Trí Dũng cùng Phạm Viết Hoàn đang thi công mà mình vừa chiêm bái!

Có một lúc, cụ Võ lại rê ngón tay cho tôi tường thêm về thứ sản vật độc đáo và bây giờ ở Lý Sơn hẵng còn đấy là mắm nhum! Nhum là loài nhuyễn thể, bé thì bằng nắm tay, nhớn thì cỡ chén ăn cơm, cỡ trái dừa có gai xù xì mọc ngoài. Mà thứ mắm nhum Lý Sơn, không biết đặc biệt đến cỡ nào lại được chép trong Đại Nam Thống nhất chí rằng Nghĩa sâm (thứ sâm núi ở Quảng Ngãi nay đã tuyệt giống) và mắm nhum là hai thứ thổ sản ở Quảng Ngãi mà triều đình đặt buộc phải cống bằng vật không được dùng tiền để thay.

Chao ôi lại chợt nhớ đến thứ mắm tép Hà Yên ở cạnh làng Gia Miêu Ngoại Trang, nơi phát tích nhà Nguyễn của xứ Thanh mà tuần tự hằng năm đều phải cúng tiến dằng dặc cho các đời chúa rồi sau này là các vua Nguyễn.

Bằng cớ về việc chuyên xài những món dân dã, đơn giản, hình như thuở ấy vua chúa nước mình cũng giản dị thân gần?

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết