Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
chuyện lưới, chuyện "sóng" trên đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
chuyện lưới, chuyện "sóng" trên đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

tandao24

tandao24
Level 2
Level 2

Rúc 3 hồi còi dài, từ từ chuyển mình, con tàu cao tốc mang số hiệu QNg 0045 rời cảng cá Sa Kỳ đưa chúng tôi đến với huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, vào những ngày trung tuần tháng 7/2010 với biển lặng, sóng êm dịu mơn trớn mạn tàu. Hành trình 1 giờ đồng hồ rẽ sóng trên biển nhanh chóng trôi qua.

Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Nếu điều kiện thời tiết cho phép, chỉ duy nhất 1 chuyến như thế mỗi ngày, xuất phát 8 giờ sáng, con tàu mang hàng hóa, nhu yếu phẩm cùng tình cảm của con người với con người, gắn kết đất liền và mảnh đất đảo tiền tiêu thân yêu của Tổ quốc trên chặng đường cách bờ biển Quảng Ngãi 24 km về hướng Đông Bắc.

Từ chuyện lưới…

Là một đơn vị hành chính mới tách ra từ huyện Bình Sơn của Quảng Ngãi vào năm 1992, điều kiện kinh tế - xã hội không phải là nghèo trong tỉnh, song nguồn thu nhập chính của khoảng 21.000 dân trên đảo chủ yếu vẫn phụ thuộc vào chiếc tàu, con sóng, luồng cá và những chuyến ra khơi luôn rình rập bao hiểm nguy. Toàn huyện hiện có trên 400 tàu lớn nhỏ, 40% trong số này đánh bắt xa bờ. Tính mạng và tài sản của ngư dân nhiều khi phó mặc cho số phận bởi thời tiết đổi thay bất chợt, khó lường và không chừa một ai. Nguồn lợi thủy sản ven biển dần cạn kiệt và suy thoái cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng, nhu cầu ngày một lớn của dân cư. Do vậy, các ngư dân phải chung nhau hoặc vay mượn tiền đóng tàu lớn, sắm ngư cụ chắc chắn, đủ lớn "săn mồi" ở những vùng biển cách quê nhà tận 400 - 500 hải lý. Thường thì mỗi chuyến đi biển đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn thường kéo dài khoảng 1 tháng, với những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá nục, cá thu, cá nhám, hải sâm.

Sinh có hạn, tử bất kỳ. Choáng váng, chòng chành, chơi vơi, lo sợ, thất vọng và tràn đầy hi vọng. Đó là những gì có thể nói về tâm trạng của không chỉ vị thuyền trưởng có trên 20 năm kinh nghiệm đi biển Võ Xuân Tiền, 50 tuổi, trú tại thôn Tây, đội 5, xã An Hải, huyện Lý Sơn mà còn của chung 17 ngư dân khác giữa biển trời đêm tối, với ngàn ánh sao khi chiếc tàu QNg - 96193 TS công suất 120CV của ông bất ngờ bị một chiếc tàu lạ đâm chìm. Đó là ngày 12/6 dương lịch tức mùng 1/5 âm lịch (dân đi biển vẫn quen dùng lịch âm - PV). Trên đường trở về sau chuyến ra khơi bội thu kéo dài 18 ngày, đồng hồ tích tắc chỉ quãng 2 giờ sáng, khi mà hầu hết anh em trên tàu đang say giấc sau nhiều giờ lao động miệt mài thì bất chợt "rầm rầm rầm", chưa kịp nhận ra điều gì nước đã tràn ngập khoang tàu, ép vỡ tan tành mọi thứ. Chưa đầy 5 phút sau, toàn bộ ngư cụ, nhiên liệu, tài sản mang theo cùng số hải sâm tổng trị giá chừng 1,5 tỷ đồng đã "ngậm ngùi trả lại" hơn 100 mét sâu thẳm dưới đáy đại dương thuộc vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, địa phận tỉnh Phú Yên. Vị trí này cách đất liền khoảng 30 hải lý.

… tới chuyện "sóng"

Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, giọng nói dường như chưa nguôi ngoai vì gần như cả tài sản gia đình ông đã bị mất, người thuyền trưởng da rám nắng, vóc dáng chắc nịch buồn rầu tâm sự: "Choáng váng một chập, tôi lệnh cho tất cả anh em trên tàu thật bình tĩnh, tìm những mảng bè, gỗ, thúng còn sót lại để bám vào, tìm cách gọi cứu hộ. Rất may là trong lúc đó, một số anh em nhanh trí giữ "khô" được 4 chiếc điện thoại di động với sim Viettel, cầu nối thông tin thường ngày của cả thuyền với đất liền, người thân. Có sóng di động là có cơ hội sống sót. May mà sóng Viettel hiện 3 vạch chứ không thì chả biết bằng cách nào thông báo với đất liền cả. Thiết bị Icom thì đã chìm mất rồi, mà vùng phủ cũng hạn chế, chất lượng chập chờn".

Để đảm bảo ổn định sóng thông tin, chỉ duy nhất 1 số di động được dùng liên lạc, 3 chiếc còn lại được lệnh bảo vệ an toàn tuyệt đối, nhỡ xảy ra chuyện gì còn có cái dự phòng. Ngay lập tức cầu thông tin được nối từ mênh mông biển đêm về tới nhà riêng của ông Tiền. Vợ ông Tiền, bà Mai lặng người khi nhận điện của chồng khi đang say giấc ngủ. "Chuông điện thoại réo trong đêm khiến tôi linh cảm có chuyện chẳng lành. Chỉ kịp nghe ổng nói nhanh trong tiếng thở gấp rằng tàu bị đâm chìm rồi, tất cả anh em vẫn bình an. Nghe được giọng ổng là tôi cũng an tâm hơn. Toàn anh em trong thôn, trong xóm cả. Nhỡ có mệnh hệ gì thì khổ lắm chú ơi! Cả thằng con đi cùng nữa chứ. Nghĩ lại vẫn thấy sờ sợ", bà Mai bùi ngùi nhớ lại.

Từ phút đó, gần như cả huyện Lý Sơn như ngồi trên đống lửa, đứng lên ngồi xuống, phấp phỏng chờ mong thông tin người thân có mặt trên con thuyền định mệnh kia. Vụ chìm tàu này có thể coi là nặng nhất, thiệt hại nhất trong lịch sử Lý Sơn. Mới tảng sáng mà nhiều nhà ánh điện chạy ắc quy/máy nổ đã sáng trưng, những nét mặt lo lắng, tiếng thở dài não nề và ánh mắt hướng khơi xa. Những cuộc gọi di động liên tục, dồn dập được kết nối giữa gia đình, lãnh đạo địa phương, bộ đội biên phòng, lực lượng cứu hộ cứu nạn trên biển... Sóng Viettel nét căng, vươn mình trên bầu trời khuya như thêu dệt những lưới sáng, ngày một đan dầy đan dầy, thắp sáng hi vọng được cứu sống của những ngư dân dũng cảm.

"Thời gian cứ lặng lẽ, lặng lẽ trôi qua, 5, 6 rồi 8 giờ sáng. Chờ đợi và đợi chờ. Việc xác định vị trí chính xác của thuyền gặp không ít khó khăn. Nước biển mùa này không lạnh, chứ không thì chỉ ngâm mình độ 2 tiếng là hết chịu nổi. Cũng may mà cả thuyền chỉ có chú Hội bị gãy tay trái và xây xát ở mặt được ưu tiên nằm trên thúng. Không lo đói vì đêm trước đã ăn no, chỉ duy có thiếu nước uống, gồng mình vượt qua thôi chú ạ!', ngư dân Nguyễn Văn Thiết, 44 tuổi, 1 trong 18 người được cứu sống tâm sự với chúng tôi.

10 giờ sáng. Mặt trời đã lên cao, nắng bắt đầu gay gắt hơn cũng là lúc Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi, Bộ đội Biên phòng Bình Định phối hợp tàu cá ngư dân nỗ lực tiếp cận các ngư dân. Tới 14 giờ chiều, tàu kiểm ngư của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đã đưa 18 ngư dân cập cầu cảng Trạm kiểm soát biên phòng Mũi Tấn, TP Quy Nhơn an toàn.

Và kỳ tích phủ sóng di động 100% vùng biển Việt Nam của Viettel

Thường thì ngư dân đánh bắt hải sản cách bờ khoảng 30-50 hải lý (tương đương 55km - 93km). Các thông tin liên quan đến thời tiết, yếu tố bất thường chủ yếu chỉ có từ Icom (khá đắt, giá chừng 15 triệu). Nhưng thông tin ngược lại từ thuyền về đất liền lại rất khó khăn. Ngư dân không thể dùng được điện thoại di động vì các trạm BTS hiện nay chỉ có thể phủ sóng được trong vòng bán kính tối đa là 35km.

Thực hiện Chiến lược biển đến năm 2020, phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, Viettel đã nỗ lực vượt qua thách thức về công nghệ, khó khăn địa lý, và sự đột phá trong cách làm, lắp đặt thành công 108 trạm BTS biển đảo (tính tới hết tháng 6/2010), lập kỳ tích phủ sóng di động 100% vùng biển chủ quyền Tổ quốc (các trạm ven bờ phủ sóng xa trên 100km). Đặc biệt, đã phát sóng 26 trạm BTS phủ sóng toàn bộ quần đảo Trường Sa, 9/9 nhà giàn DK1, 1 trạm BTS tại giàn khoan Mỏ Rồng. Như vậy, 100% nhà giàn DK1 đều có thể sử dụng dịch vụ viễn thông của Viettel đảm bảo phục vụ thông tin liên lạc cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân.

Theo bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, mạng di động Viettel đã trở nên quen thuộc với đại bộ phận người dân nơi đây ngay từ ngày 1/6/2004 (thời điểm thành lập Chi nhánh Viettel Quảng Ngãi), gắn liền với cuộc sống hàng ngày của bà con nhân dân, cũng như giúp cho công tác quản lý, xử lý công việc của cán bộ lãnh đạo huyện, xã, thôn thêm hiệu quả. Với 1 trạm 3G và 3 trạm BTS, Viettel hiện đảm bảo cung cấp dịch vụ di động, 3G và Homephone cho trên 70% dân trên đảo.

Không chỉ thủy thủ, ngư dân Việt Nam mà các tàu nước ngoài khi vào vùng phủ sóng của Viettel cũng có thể dùng mạng di động đã đăng ký roaming để liên lạc với nhau.

Sau cơn mưa trời lại sáng. Bão tan, bầu trời lại trong xanh, từng đoàn thuyền lại ầm ì nổ máy ra khơi. Câu hát "Hò ơi hò khoan tung lưới ra ngoài khơi/Ta bắt con cá nhảy, ta bắt đàn cá bơi" trong ca khúc "Trên biển quê hương" của nhạc sỹ Đức Minh lại rộn ràng trong tôi. Cùng với thương hiệu tỏi và hành, hi vọng với sức mạnh của công nghệ thông tin, ngành kinh tế đánh bắt thủy hải sản của Lý Sơn sẽ ngày một lớn mạnh, phát triển bền vững./.
Theo báo mới.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]