Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Người dân lại đổ xô khai thác mơ xanh 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Người dân lại đổ xô khai thác mơ xanh 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

daoxathuongnho

daoxathuongnho
Tiều ngư
Tiều ngư
Lý Sơn: Người dân lại đổ xô khai thác mơ xanh
(QNĐT)- Hết tận diệt mơ trứng chuồn, thì hơn 2 tháng nay, hàng trăm người dân trên đảo Lý Sơn lại đổ xô đi khai thác mơ xanh (người dân địa phương còn gọi là mơ hoai) một loại rong mơ thuộc họ tảo biển mọc và sinh sống nhiều trên các gành san hô quanh đảo.



Cũng như mơ trứng chuồn, mơ xanh có thời gian sinh sôi và phát triển từ tháng 2 đến tháng 10 âm lịch hằng năm. Hàng chục năm trước, loại mơ xanh được người dân địa phương khai thác về chỉ để làm phân bón lót cải tạo đất phục vụ cho viêc trồng hành trồng tỏi.

Tuy nhiên, năm nay một số tư thương từ đất liền ra đảo đặt vấn đề thu mua loại mơ này với giá 3.000 đồng/kg mơ tươi, nên thu hút khá đông người dân đi khai thác.

Mỗi ngày tại khu vực cảng cá Lý Sơn và một vài khu vực khác trên đảo hàng trăm tấn mơ xanh được người dân khai thác để bán cho tư thương vận chuyển vào đất liền để tiêu thụ.

Bà Nguyễn Thị Thành (51 tuổi), một người dân chuyên khai thác mơ xanh tại khu vực cảng cá ở thôn Tây, xã An Vĩnh cho biết: Trung bình mỗi ngày từ sáng đến trưa, bà cùng 2 lao động trong gia đình có thể khai thác được từ 150 đến 170kg mơ tươi, thu nhập trên dưới 500.000 đồng.

Còn ông Nguyễn Văn Lê- Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện đảo Lý Sơn thì cho biết: Hơn 2 tháng nay, tình hình khai thác loại mơ xanh rộ lên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái biển, đặc biệt là ảnh hưởng đến môi trường trú ngụ của hàng chục loại hải sản sinh sống ven đảo.

Trước tình hình trên, ngành đã có văn bản đề nghị các ngành chức năng của huyện và địa phương các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, tuy nhiên do chưa có biện pháp và chế tài xử lý triệt để, nên tình hình khai thác mơ xanh đang diễn ra hết sức phức tạp.


Tin, ảnh: Văn Mịnh
,

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
địa phương mình phải có biện pháp tuyên truyền người dân về tác dụng của mơ như thế nào . khai thác mơ nhưng không nên quá mức................

ngocthau007

ngocthau007
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
cái này chính quyền phải vào cuộc chứ nói miệng ko thì chả làm được cái ji đâu.

hazz...

https://www.facebook.com/

Khách vi

avatar
Khách viếng thăm
hiện tại mình đang ở ls nên mình nghĩ có thể hiểu một chút nào đó về vấn đề này. không biết ở các xóm khác thì ntn chứ còn ở xóm mình theo mình quan sát đc thì không có gì là không hợp lý cả. thậm chí những ng dân trong xóm họ lại cảm ơn cho những hành động đó nữa ấy chứ.
để xem những năm trc đây ntn nhé! mơ thì tấp vào bờ rất chi là nhiều nhưng mà nhu cầu sd mơ để làm phân thì rất chi là hạn chế. và hậu quả là lâu ngày bốc mùi không thể nào chịu nổi, muốn sống yên ổn thì phải miễn cưỡng "uh thôi xuống đem lên làm phân zay"
theo quy luật tự nhiên năm nay mơ cũng tấp vào bờ như thế, lại thêm một đk thuận lợi nữa là có ng kinh doanh mơ. vậy thì chẳng có lý do gì mà ng ta lại không đi khai thác cả, vừa kiếm thêm thu nhập lại vừa bảo vệ môi trg đấy chứ bộ
một đk tốt như thế thì sao mà ng ta lại không làm cơ chứ, dù gì thì mơ cũng đã tấp vào bờ không khai thác thì mơ nó cũng rữa ra thôi chứ đâu phải khai thác ngoài khơi đâu mà nói không có chỗ cho sinh vật biển cư trú.

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
đó là một vấn đề tức thời lúc mơ xanh có nhiều. nếu như lâu dài thì sao đến một thời gian người ta sẽ khai thác cạn kiệt . bạn phải hiểu là về vấn đề lâu dài.......

Romeo

Romeo
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
daovo ak: bạn suy nghĩ như vậy là rất thiếu chín chắn đó...bạn cần hiểu biết nhiều hơn nữa về môi trường...cảm ơn.
p/s: chính quyền mà giải quyết được cái gì đâu.nói thì nhiều chứ làm đươc có bao nhiêu.

phuls2009

phuls2009
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
mới ông cán bộ nhậu nhiều quá nên quên dân rồi
ít năm nửa gành mình chắc còn rắn neo không quá

minhsang

minhsang
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Rồi đến lúc rắn neo cũng là đặc sản, khi đó cũng lượm sạch không còn con nào

vanlong08a

vanlong08a
Level 3
Level 3
Các bạn biết không?
Mơ xanh khi mà chúng phân hủy thì chính những xác mơ đó chính là thức an tuyệt vời và đầy dinh dưởng cho những chú cá con đấy. nếu người dân mình mà thấy cái lợi trước mắc mà ko nghỉ tới cái bền vững lâu dài thì việc khai thác mơ bừa bãi đó sẽ làm cạn kiệt nguồn thủy sản của chúng ta đó, mà khi các ngư trường bị cạn kiệt thì ngư dân ko khai thác ở ngư trường đó nữa, mà vùng biển mà ko có ngư dân khai thác thì nguy cơ bị mất chủ quyền là cao lắm đó.
NGUY HIỂM!!!!!
à, mình còn nghe nói là mơ đó được xuất khẩu qua trung quốc đó

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
cái mơ này bọn TQ mua về để phá nguồn tài nguyên và kinh tế của mình chúng ta phải đề phòng bọn lũ TQ ...........


chetne

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
những tác hại cụ thể của việc khai thác mơ xanh

Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, năm nay, nguồn cá cơm, cá chuồn và các loài hải sản đặc trưng của vùng biển trở nên thưa thớt và sản lượng giảm đáng kể. Những tác động của việc mất cân bằng hệ sinh thái biển do khai thác rong mơ theo kiểu tận diệt đã biểu hiện rõ trong từng chuyến ra khơi đánh bắt thuỷ sản của ngư dân.

Theo CAND

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
Không có chế tài quản lý và xử lý, người dân thì không hiểu biết thiếu ý thức nên dẫn môi trường biển bị tác động xấu thì điều tất nhiên. Với tình trạng như thế không biết tương lai biển Lý Sơn có còn cá hay không. Lợi ích về kinh tế biển thì Ai cũng rõ nhưng ý thức bảo vệ thì chưa thấy. Cần lắm sự hành động của cơ quan chức năng đối với môi trường biển nói riêng và môi trường nói chung, vì tương lai của người dân Lý Sơn sau này.

kuli_b2

kuli_b2
Tiều ngư
Tiều ngư
cái này TQ mua chứ ai dô đây nữa.nó muốn tiêu diệt nguồn tài nguyên của mình mà.khai thác cho nhiều dô rồi ít bữa nữa hỏi cá đâu hết rồi.
người dân quê mình ý thức còn kém quá

thanhduocanbinh

thanhduocanbinh
Ban ĐH
 Ban ĐH
Không phải họ không có ý thức. Mà cho dù mấy bạn là người trong cuộc thì vẫn thế thôi.
Vì đây cũng là công việc để mọi người có được miếng cơm, manh áo cho mỗi người mà.
Có trách thì đi trách chính quyền chẳng biết tạo điều kiện cho người dân mình có công ăn - việc làm đầy đủ. Có trách thì hãy trách nước Việt Nam còn nghèo thôi. buon

dwayne_johnson

dwayne_johnson
Tiều ngư
Tiều ngư
Lý Sơn mình thiếu gì công việc làm ra tiền sao bạn lại nói thế??

thanhduocanbinh

thanhduocanbinh
Ban ĐH
 Ban ĐH
dwayne_johnson đã viết:Lý Sơn mình thiếu gì công việc làm ra tiền sao bạn lại nói thế??
Nếu bạn biết các công việc nhẹ nhàng hơn thế mà kiếm tiền lại dễ dàng hơn thế thì bạn có thể giới thiệu cho mọi người trên đảo mình hoặc cũng có thể viết lên diễn đàn này.

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
tình trạng này mà xảy ra hoài thì chắc ít năm nữa quê mình ít có cá ở quá vì phá hoại hết thức ăn và nơi ở của cá rồi.

Grenk_hihit

Grenk_hihit
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực

PN - Chưa bao giờ người dân các huyện duyên hải Quảng Ngãi như Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn lại dễ dàng “hái” ra tiền do bán rong mơ như trong hai năm qua. Tuy nhiên, nghề này cũng chính là nghề làm nghèo môi trường sinh thái biển nhanh chóng.

Mỗi ngày kiếm trên nửa triệu đồng


Chị Phạm Thị Hoa ở Bình Sơn, kể: “Trước đây, tới mùa là rong mơ nổi đầy biển bởi vì không ai vớt ăn. Nhưng hai năm nay, nhiều người Trung Quốc đến hỏi mua, không biết họ mua để làm gì, nhưng bao nhiêu cũng gom. Lúc đầu, giá bán rong mơ khô là 4.000đ/kg, nay rong mơ ít đi, nên họ tăng giá mua lên 6.000đ rồi 7.000đ/kg. Nghề hái rong mơ nhẹ nhàng nên từ người già cho đến trẻ em, phụ nữ đều tham gia”.
[img]Người dân lại đổ xô khai thác mơ xanh Loi1g [/img]

Tại huyện đảo Lý Sơn, mỗi khi thủy triều xuống là hàng trăm người dân tập trung tại khu vực Hang Câu đi hái rong mơ. Hai chị em Nguyễn Văn Hòa (học lớp một) và Nguyễn Thị Đẹp (học lớp 8) ở xã An Vĩnh cho biết, hai em đi học một buổi, buổi còn lại theo mẹ ra biển hái rong, phơi và mang về nhà để bán. Mỗi ngày hai em kiếm được vài chục ngàn đồng. Không chỉ học trò, nhiều trai tráng đang đi biển cũng “bỏ thuyền, bỏ thúng” để hái rong mơ.

Chị Lý ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cho biết, chồng chị đánh bắt xa bờ, nhưng do thu nhập bấp bênh nên tạm nghỉ đi biển để ra Gành Cả hái rong mơ cùng vợ. Chị Lý khoe: “Vợ chồng tôi mỗi ngày hái được một tạ rưỡi. Với giá rong khô 6.000-7.000đ/kg, chúng tôi chỉ hái một buổi sáng cũng có thể kiếm được 500.000đ. Nhưng bây giờ, rong mơ gần bờ không nhiều như trước do có cả trăm người cùng khai thác, nên chúng tôi phải chèo thúng ra ngoài xa rồi lặn xuống để hái, dù có vất vả hơn, nhưng kể ra cũng kiếm tiền dễ dàng hơn đi biển”. Người dân địa phương ước tính, mỗi ngày có đến hàng trăm tấn rong mơ bị hái.

Tận diệt sinh vật biển

Rong mơ (còn được người địa phương gọi là rong mơ trứng chuồn hoặc rong mơ trứng cá), có tên khoa học là Sargassum, đây là loài tảo nước mặn mọc nhiều ở các gành đá, các bãi san hô, nhất là xung quanh đảo Lý Sơn. Rong mơ là nguồn thức ăn và là nơi để các loài thủy sản trú ngụ, sinh sản, đồng thời cũng là môi trường thuận lợi cho nhiều loại san hô phát triển.


[img]Người dân lại đổ xô khai thác mơ xanh Loi2 [/img]
Lý Sơn là một trong số những đảo có tài nguyên về sinh vật biển phong phú bậc nhất ở nước ta. Theo tiến sĩ Vũ Thanh Ca - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), việc khai thác rong mơ ở đảo Lý Sơn và một số nơi khác theo kiểu tận diệt, khiến rong mơ không có khả năng phục hồi, hậu quả là nhiều loài hải sản có nguy cơ bị xóa sổ. Qua khảo sát cho thấy, hệ sinh thái biển ở đảo Lý Sơn đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Anh Lý Minh Viên, quê ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, hiện sinh sống tại TP.HCM tâm sự: “Mùa hè trước về quê, thấy bà con phơi rong mơ đầy đường. Tôi có hỏi thì bà con nói chỉ để bán cho thương nhân Trung Quốc chứ trước đây không biết làm gì. Có gia đình mỗi ngày kiếm cả triệu đồng từ việc hái rong mơ”. Anh Viên xót xa: “Hè này trở lại quê, tôi thấy bà con vẫn khai thác rong mơ, chỉ sau một năm mà hậu quả thấy rõ, sản lượng tôm cá bây giờ giảm hẳn. Cứ đà khai thác rong mơ như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa cá và các loài động vật biển khác sẽ bị tiêu diệt theo, vì chúng sẽ không còn nguồn thức ăn và nơi trú ngụ, sinh sản”.

Chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân không nên tận diệt rong mơ. Đầu năm 2011, UBND tỉnh Quảng Ngãi ra văn bản cấm khai thác, mua bán rong mơ từ ngày 1/12 năm trước đến ngày 30/4 năm sau. Người dân chỉ có thể khai thác rong mơ ngoài thời gian trên, nhưng phải cắt cách gốc ít nhất 10cm, không khai thác quá 75% diện tích rong... Trước đó, tháng 3/2010, UBND huyện Lý Sơn đã ra văn bản nghiêm cấm hoàn toàn việc khai thác rong mơ trên địa bàn. Quy định là thế, nhưng hầu như việc kiểm tra bị buông lỏng, mỗi ngày ở Quảng Ngãi có đến hàng chục tấn rong mơ bị khai thác vô tội vạ.

Trần Huỳnh - Nguyễn Rộng

toi_ly_son76

toi_ly_son76
Level 2
Level 2
chắc ko còn con nào ở nổi lun chứ ko riêng j cá!
qt đang chơi trò như xưa ở miền bắc mua chân trâu vậy đó!
để mang tính triệt hạ kinh tế vn thui!
nhưng dân ta còn khổ có tiền thì làm thui ko lường đc trc hậu quả!
buônd gê!

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]