Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
5 căn bệnh của công chức ở VN trích trong sách "Người Việt xấu xí". 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
5 căn bệnh của công chức ở VN trích trong sách "Người Việt xấu xí". 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
Tôi các Bạn cùng đọc và suy ngẫm đến cán bộ công chức Lý Sơn chúng Ta nhé :

Người Việt “Xấu Xí”

Nhà văn lỗi lạc của Trung Quốc Lỗ Tấn với tác phẩm Người Trung Quốc xấu xí đã đả kích và phê phán những thói hư tật xấu vốn cố hữu trong mỗi người TQ thời bấy giờ. Có người nói chính nhờ những tác phẩm như vậy của Lỗ Tấn mà dân tộc Trung Hoa mới bừng tỉnh sau một giấc ngủ mê muội hàng ngàn năm, để vụt chở thành một cường quốc trong thế kỉ 21 này.

Người Việt Nam chúng ta thì sao, dường như học văn học đã thấm nhuần các câu của miệng: dân ta có truyền thống yêu nước bất khuất, nhiều đức tính, phẩm chất tốt đẹp... truyền thống văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta để lại ... kho tàng di sản văn hóa... Nói chung người Việt thích được khen (nịnh là một biến thể của nó), chính vì thế chúng ta không thấy được cái bản chất của vấn đề, chỉ an phận và tự đắc với những gì mình hiện có. Tự hào về bản thân. Đúng, chúng ta có quyền.

Nhưng chúng ta tự hào và (tự) ca ngợi mình nhiều quá, chẳng lẽ chỉ có dân tộc VN mới chăm chỉ, khéo tay, thông minh, lao động cần cù. Đức tính nào tốt đẹp nhất thì dân tộc VN đều có hết, mà than ôi có phải tất cả đều như vậy đâu, có chăng chỉ là số ít. Cái bệnh “nhân điển hình tốt”-Đảng rất hay áp dụng, làm cho mỗi chúng ta tưởng như mình đều có hết các đặc điểm tốt ấy, chúng ta mải hài lòng trong cái dải đất chữ S chật hẹp, mà quả thật chúng ta mới chỉ biết đến thế giới bên ngoài kể từ sau Đổi mới.

Thực tế thì trước đây sứ thần triều Nguyễn sang Pháp về tâu lại những cảnh ở xã hội văn minh: đèn treo ngược, đầu máy hơi nước... thì chẳng ai tin. Giờ đây nhìn ra thế giới mới thấy tính cách người Việt mình còn thua kém nhiều, thậm chí còn rất tệ hại. Cũng phải công nhận rằng thế giới phương Tây họ văn minh và dân chủ hơn ta. Do đó xã hội của họ tiên tiến hơn.

Năm căn bệnh của công chức ở VN

Một chuyên gia kinh tế Châu Âu khi làm việc cho dự án ở VN nêu nhận xét như sau: “VN tuy đang phát triển GDP với tốc độ 8,5%/năm, song, tư duy của người VN, nhất là công chức, chưa theo kịp tốc độ phát triển này”.

Theo tác giả, nguyên nhân của tình trạng tư duy của công chức chưa theo kịp tốc độ phát triển là “công chức Việt Nam hiện còn vướng mắc đều nằm ở cơ chế, đó là: động lực, cơ chế ngạch, bậc chuyên viên, và cơ chế lãnh đạo tập thể”.

Theo tôi, nhận xét trên tuy đúng nhưng chưa đủ, nó chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng, mà phần chìm của tảng băng mới là phần quyết định làm “đóng băng” tư duy công chức. Đó là hiện nay trong hệ thống cơ quan Nhà nước đã và đang tồn tại nhiều “căn bệnh nan y”.

Bệnh sợ biết nhiều

Xuất phát từ thực tế do hoàn cảnh chiến tranh, cán bộ lãnh đạo không được đào tạo một cách chính quy nên việc tiếp cận với các phương tiện khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tin học rất hạn chế. Từ đó sinh ra quan điểm: Lãnh đạo là không cần biết nhiều, mọi việc đã có cấp dưới làm thay, trình ký. Việc “chuyên môn hóa” hay biết làm nhiều việc sẽ cột chặt người công chức đó vào một vị trí đó, không “lên” được.

Cá nhân tôi được chứng kiến nhiều công chức có bằng cấp vi tính hẳn hoi làm việc rất “thủ công”: thực hiện nghiệp vụ quản lý bằng hàng núi hồ sơ, giấy tờ, soạn thảo văn bản bằng cách viết tay, sau đó đưa cho nhân viên vi tính đánh máy, in ra, sửa chữa, in lại, trình lãnh đạo duyệt (đương nhiên lãnh đạo sẽ có sửa chữa), in lại và phát hành; trải qua nhiều công đoạn lôi thôi và nhiêu khê, mất nhiều thời gian và hao tốn giấy mực. Hỏi tại sao không soạn thảo trực tiếp trên máy, tôi được câu trả lời “té ngửa”: “Làm vậy cho giống lãnh đạo”.

Bạn tôi, tốt nghiệp ĐH chính quy thập niên 90, đang công tác trong ngành pháp luật, nhưng không bao giờ đụng tay đến bàn phím vi tính. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì được trả lời: “Không muốn học, cơ quan kêu đi học thì viện đủ lý do để trốn, biết nhiều thì bị sai nhiều, đánh máy đã có nhân viên vi tính lo, làm lãnh đạo cần gì phải biết vi tính.” Thật là tai hại, có quá nhiều người xem máy vi tính chỉ là một công cụ hiện đại hơn thay thế cho máy đánh chữ cơ và công dụng duy nhất của nó là soạn thảo và in ấn văn bản. Tiếc thay, quan điểm này lại là phổ biến.

Bệnh lý lịch

Tuy không nói ra một cách công khai, việc xét tuyển, bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó không phải chỉ đơn giản căn cứ vào năng lực công tác mà còn xoay qua lật lại xem có phải “ lý lịch” hay không, đương nhiên, việc ưu tiên cho “con anh Bảy” hay “cháu chị Ba” luôn được đặt lên hàng đầu. Công chức không có người “đỡ đầu” đừng mơ tưởng tới một vị trí cao hơn cái ghế công chức đơn thuần đang ngồi.

Bệnh “bánh ít đi bánh qui lại”

Đó là tình trạng “gởi gắm” giữa các quan chức với nhau. Ông A nhận vào cơ quan mình con cháu ông B thì ông B cũng nhận lại con cháu ông A. Hoặc là cùng nhau “gởi” xoay vòng, quanh đi quẩn lại, cơ quan nào cũng có công chức học hành lôm côm, làm việc không có chất lượng, yếu kém năng lực nhưng lại là diện 5C (con cháu các cụ cả) nên không thể bỏ đi đâu được cả.

Ví dụ rõ nhất của bệnh này là vụ án tiêu cực ở Bộ Thương mại, vụ PMU18, đùng một cái “cháy nhà” bàn dân thiên hạ mới biết hóa ra một số “cán bộ cấp Bộ” toàn là diện 5C học hành lôm côm, dở dang được “các cụ” ấn vào.

Bệnh bè phái

Thực tế cho thấy, việc xét tuyển, bổ nhiệm cán bộ lâu nay, bên cạnh những mặt tốt, vẫn còn một số tồn tại. Cụ thể là tình trạng bí mật xây dựng quy hoạch cán bộ nhằm phục vụ cho những ý định không đúng đắn của một cá nhân hay một nhóm nhỏ cá nhân. Số người này họ cũng tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ khá công phu. Nhưng thực chất, đó là quá trình tìm kiếm, lựa chọn những người "ăn cánh" với mình để bố trí nắm giữ các cương vị chủ chốt trong hệ thống tổ chức bộ máy mà họ đang điều hành. Thực chất, đó không phải là xây dựng một ê kíp với đúng nghĩa chân chính của từ này mà là sự tạo dựng một cánh hậu để bảo vệ nhau, cùng nhau thực hiện những mưu đồ xấu.

Quy hoạch cán bộ theo kiểu này đương nhiên là họ phải hết sức bí mật, không dám công khai và thường gây ra những hệ quả xấu. Đó là tình trạng cán bộ không đủ tiêu chuẩn cả về phẩm chất lẫn năng lực, không đồng bộ, không phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ, làm cho quần chúng không tin vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bệnh địa phương cục bộ

Thực tế cho thấy, đã và đang có tình trạng “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Thiên hạ nhấp nhổm trong thời gian Đại hội Đảng các cấp diễn ra để đoán già đoán non “cánh” nào “lên”, “cánh” nào “xuống”. Hễ ông A quê quán làng B đắc cử thì y như là sau đó những cán bộ quê làng B đều được bổ nhiệm vào bộ máy giúp việc ông A. Đại hội kỳ sau, ông C quê quán làng D đắc cử thì những cán bộ làng D được “ưu tiên” “làm tham mưu” cho ông C. Cán bộ địa phương khác khó mà chen chân vào được.

Công chức được xem là thành phần trí thức trong xã hội, đối với giới trí thức điều quan trọng không phải là tiền, là quyền, mà là một môi trường làm việc phù hợp có thể phát huy năng lực của mình và họ đòi hỏi rất cao sự công bằng. Môi trường làm việc luôn bất bình đẳng và triệt tiêu động lực phấn đấu nếu không có “liều thuốc đặc trị” dứt bỏ những “căn bệnh” trầm kha nói trên.

sưu tầm

toi_ly_son76

toi_ly_son76
Level 2
Level 2
nói cho vui thui chứ biết bào giờ mấy hết đc. bệnh nào còn chữa đc chứ bệnh này đã hết thuốc rùi! slapping

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]