Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Bài 10: Hoàng Sa và Trường Sa - Hai quần đảo không thể tách rời của Việt Nam (28/06/2012) 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Bài 10: Hoàng Sa và Trường Sa - Hai quần đảo không thể tách rời của Việt Nam (28/06/2012) 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quần đảo Hoàng Sa có tọa độ từ 15045’ đến 17015’ Vĩ Bắc và từ 111000’ đến 113000’ Kinh Đông, cách đảo Lý Sơn 121 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 140 hải lý; quần đảo Trường Sa có tọa độ từ 06050’ đến 12000’ Vĩ Bắc và từ 111000’ đến 117020’ Kinh Đông, cách Vịnh Cam Ranh 248 hải lý, và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý.

Bài 10: Hoàng Sa và Trường Sa - Hai quần đảo không thể tách rời của Việt Nam (28/06/2012) 2012_180_T12_anh
Không một quốc gia đương đại nào phản đối sự chiếm hữu của Việt Nam
đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chưa bao giờ xảy ra bất cứ
sự tranh chấp nào về chủ quyền của hai quần đảo đó đối với Việt Nam
Ảnh: Hoàng Long



Hai quần đảo này từ lâu đã là vùng đất thân thiết của nhân dân Việt Nam. Từ xa xưa trong lịch sử, nhân dân ta đã coi đây là vùng biển quen thuộc thường ra khơi để đánh bắt hải sản. Triều đình nhà Nguyễn đã cử đơn vị gọi là "Hoàng Sa” và "Bắc Hải” ra đóng ở đây để làm nhiệm vụ bảo vệ, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo... Lịch sử từng ghi rõ, ngay từ đầu thế kỷ 17, Nhà nước phong kiến Việt Nam là người đầu tiên làm chủ và thực hiện quyền kiểm soát, quản lý, cai trị và khai thác các vùng biển, đảo này với tư cách là Nhà nước. Bởi lẽ, trước đó cả hai quần đảo này chưa nằm trong hệ thống địa lý hành chính cũng như chưa chịu sự quản lý, cai trị của bất cứ quốc gia nào. Thực tế chứng minh rằng, không một quốc gia đương đại nào phản đối sự chiếm hữu của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chưa bao giờ xảy ra bất cứ sự tranh chấp nào về chủ quyền của hai quần đảo đó đối với Việt Nam. Quyền làm chủ đối với các vùng biển, đảo này của các chính quyền kế tiếp nhau ở Việt Nam (Nhà Nguyễn, Pháp, chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là rõ ràng, có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc thực hiện chủ quyền được các chính quyền đương thời tiến hành bằng nhiều biện pháp, như thăm dò, khảo sát, đặt đài khí tượng, khai thác hải sản và hàng hóa từ các tàu nước ngoài mắc cạn... Việc bảo vệ, kiểm tra, kiểm soát được thực hiện ngay từ đầu và được các chính quyền kế tiếp nhau đảm nhiệm liên tục. Không những thế, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này đã được nhiều nhà hàng hải, địa lý và một số nhà nghiên cứu phương Tây xác nhận từ nhiều thế kỷ trước. Ngay các triều đại phong kiến Trung Quốc, trong nhiều trường hợp cũng đã trực tiếp công nhận chủ quyền khai thác của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều luật gia, nhà khoa học trên thế giới đều thống nhất quan điểm: Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý, căn cứ lịch sử và thực tế để chứng minh chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Hoàng Sa và Trường Sa được bao bọc bởi những vùng biển rộng, trong lòng nó chứa đựng nhiều tài nguyên quý giá. Đặc biệt, hai quần đảo này án ngữ đường hàng hải quốc tế quan trọng nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Tại đây, có thể xây dựng các căn cứ quân sự, kinh tế-kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược... Chính vì vậy, hai quần đảo này trở thành mục tiêu chiếm giữ của một số quốc gia có liên quan. Trong đó, đáng chú ý nhất là năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa; năm 1988 đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không dừng lại đó, từ ngày 7-5-2009, cùng với việc chính thức đưa ra yêu sách về "đường lưỡi bò”, Trung Quốc ngang nhiên đưa ra lệnh cấm bắt đánh cá trên Biển Đông. Theo đó, ở một số ngư trường của Việt Nam bị Trung Quốc khống chế; ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản trong các ngư trường truyền thống của mình bị Trung Quốc xua đuổi, thậm chí bị bắt giữ, tịch thu ngư cụ, hải sản và đòi tiền chuộc... Theo thống kê, từ đầu năm 2005 đến năm 2011, tại vùng biển Hoàng Sa, riêng tỉnh Quảng Ngãi, ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ trái phép 144 tàu cá; với 1.116 người, làm thiệt hại tài sản và ảnh hưởng lớn cuộc sống lao động của họ. Đặc biệt nghiêm trọng, trong hai ngày 26-5-2011 và ngày 9-6-2011Trung Quốc cho tàu Hải giám và tàu Ngư chính cắt cáp quang của các tàu Bình Minh 2 và tàu ViKing 2 ngay trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây nên sự phản đối mãnh liệt của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tạo ra không khí hết sức căng thẳng trong khu vực.

Như vậy, bằng cách tuyên bố chủ quyền về "đường lưỡi bò”, Trung Quốc mưu toan chiếm trọn 80% diện tích Biển Đông. Theo đó, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng "mặc nhiên” trở thành vùng đất của họ. Để áp đặt chủ quyền phi lý này, người ta thấy Trung Quốc luôn gây áp lực về quân sự với các nước trong khu vực; lợi dụng tiềm lực quân sự mạnh và có lực lượng hải quân vượt trội so với các nước có liên quan, họ ngạo mạn tuyên bố chủ quyền trên biển bất chấp luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử cũng như dư luận trong khu vực và trên thế giới. Cùng với đó, tại các điểm tranh chấp do họ tạo ra, Trung Quốc luôn đe dọa dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp và trong thực tế họ luôn tập trung một lực lượng lớn tàu (vũ trang và bán vũ trang) để áp đảo, đe dọa các nước có liên quan.

Ai cũng biết rằng, Trung Quốc hết sức coi trọng tăng cường sức mạnh quân sự, nhất là sức mạnh quân sự trên biển. Hiện nay họ có lực lượng hải quân đồ sộ nhất trong khu vực, cả về số lượng quân nhân, các hạm đội, tàu sân bay, tàu nổi, tàu ngầm và vũ khí, trang bị. Bằng sức mạnh hải quân đã có và tương lai còn phát triển hơn nữa, Trung Quốc luôn có âm mưu tìm cách đạt được tham vọng trên biển bằng sức mạnh vũ trang, chứ không dựa trên cơ sở luật pháp, lịch sử, truyền thống, đạo lý, văn hóa. Chính vì vậy, cách hành xử của Trung Quốc luôn gây nên tình hình hết sức căng thẳng trong khu vực. E ngại trước những hành động quân sự ngày càng thô bạo của Trung Quốc và để bảo vệ chủ quyền của mình, một số quốc gia bị "đường lưỡi bò” của Trung Quốc "lấn” vào đang tìm mọi cách tăng thêm nguồn lực, tìm kiếm đồng minh để tăng cường sức mạnh bảo vệ vùng biển trước sức ép của Trung Quốc. Biển Đông đang lặng sóng bỗng chốc trở thành khu vực chạy đua vũ trang trên biển. Các nước Philipines, Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan đều cố sức phát triển tàu ngầm, trang bị thêm các loại tàu chiến khác. Riêng Philipines, sau vụ việc va chạm với Trung Quốc ở Bãi cạn Scarborough và sau đó bị Trung Quốc gây khó dễ trong việc xuất khẩu chuối, dứa... đang đẩy mạnh mua sắm tàu chiến của Mỹ; đồng thời quyết tâm tìm kiếm thị trường mới để hạn chế thấp nhất việc phụ thuộc thị trường nông sản ở Trung Quốc. Không những thế, chính những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực, là một trong những nguyên nhân trực tiếp để Mỹ "quan tâm” quay lại đây, làm cho tình hình khu vực thêm phức tạp.

Dư luận thế giới cho rằng, chính tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông đòi hỏi các nước trong khu vực phải tăng cường đoàn kết, cảnh giác hơn bao giờ hết. Giờ đây các nước ASEAN, nhất là các nước ven Biển Đông luôn dè chừng trước chủ trương "đàm phán song phương” của họ. Bởi ở đó Trung Quốc không có đủ cơ sở pháp lý, họ chỉ dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế để gây sức ép. Các nước cũng phải hết sức cảnh giác với chiến thuật "chia để trị” tức là dùng miếng mồi kinh tế để tách một nước nào đó ra khỏi sự thống nhất của toàn khối...

Rõ ràng, trên con đường phát triển, Trung Quốc muốn cải thiện hình ảnh của mình trong khu vực; họ không thể tiếp tục dùng chính sách "Pháo hạm” đối với các nước láng giềng. Thế giới ngày nay đã khác xưa, trong xu thế hội nhập, thế giới là "một thế giới phẳng”. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc là hơn hẳn các nước xung quanh, song không phải là tuyệt đối. Tuy lực lượng hải quân của Trung Quốc đông, nhưng "thuyền to thì sóng cả”. Các hạm đội có trang bị hiện đại và lực lượng hải quân của các nước trong khu vực... đều là đối thủ đáng gờm của Hải quân Trung Quốc.

Là quốc gia liên quan trực tiếp đến mọi diễn biến trên Biển Đông, chúng ta luôn mong muốn tình hình ổn định để phát triển trong hòa bình, độc lập, tự chủ và bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc, kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền vùng biển đảo của Việt Nam. Trong bối cảnh chung của khu vực, để giữ vững được chủ quyền biển đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta rõ ràng phải chú ý tăng cường sức mạnh phòng thủ trên biển. Sức mạnh đó, trước hết là sự đồng tâm nhất trí của toàn dân tộc kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta phải tăng cường sức mạnh chiến tranh nhân dân trên biển; nhất là chú ý chăm lo xây dựng các lực lượng chủ lực trên biển, như hải quân, cảnh sát biển, biên phòng... đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ. Chú ý trang bị thêm các loại vũ khí hiện đại phù hợp với điều kiện và thế mạnh của ta. Chẳng hạn, để chống lại tàu sân bay, tàu chiến hiện đại, cần phải tăng cường các đơn vị tên lửa bờ, máy bay ném bom để phát huy ưu thế của đất liền "hạm đội không thể bị đánh chìm” trước đối phương. Để bảo vệ được các đảo, chúng ta phải tăng cường củng cố trận địa phòng ngự; nghiên cứu sử dụng các loại vũ khí có hiệu quả cao trong chống tàu đối phương xâm nhập...

Tuy nhiên, ở đây vấn đề quyết định nhất không phải là ở vũ khí hiện đại, mà là sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên biển, nhất là ý chí quyết tâm và cách đánh của ta. Bằng cơ sở pháp lý vững chắc, với quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, nhất định cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước. Hoàng Sa và Trường Sa mãi mãi là hai quần đảo không thể tách rời của Việt Nam.

Vinh Hiển

http://hùngđảolýsơn.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]