Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Bài 2: Hai ngôi mộ gió, ba chú chim non 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Bài 2: Hai ngôi mộ gió, ba chú chim non 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
SGTT.VN - Cha đi biển nằm lại ở Hoàng Sa. Mẹ tần tảo nuôi con vất vả, rồi căn bệnh hiểm nghèo đổ xuống. Mẹ thở hơi cuối cùng trong bệnh viện, để lại ba đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ trên đảo Bé (xã An Bình), huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi.

Bài 2: Hai ngôi mộ gió, ba chú chim non ImageHandler
Bà Thinh trước bàn thờ con và rể.


Hai ngôi mộ gió

Theo chân thầy Dũng hiệu trưởng trường tiểu học An Bình, chúng tôi qua đảo Bé lúc mùa hạ đang khốc khô. Buổi chiều hôm ấy, trong ngôi nhà của ba đứa trẻ mồ côi, chúng tôi gặp bà ngoại của chúng là Trần Thị Thinh, 70 tuổi.

Bà Thinh kể, con gái mình là Đặng Thị Lắm (sinh 1977), đẹp nhất nhì trên đảo. Đến tuổi cập kê, thanh niên đảo Bé dòm ngó nhiều, nhưng mắt xanh của Lắm lại nhìn về anh lính biên phòng quê đất liền (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi) tên Nguyễn Văn Lương đang đóng quân ở đảo. Sau khi xuất ngũ, Lương đưa gia đình vượt sóng ra đảo Bé đưa dâu về. “Sống ở quê được hai năm, thì vợ chồng nó bồng thằng cu Nguyễn Văn Duyên (nay 17 tuổi) ra lại đảo Bé để lập nghiệp. Sau đó, Nguyễn Thị Thắm (nay 14 tuổi) và Nguyễn Văn Hiền (nay 11 tuổi) lần lượt ra đời”, bà Thinh nhớ về một thời hạnh phúc của con mình.

Từ khi quyết định lập nghiệp trên đảo Bé, Lương theo tàu lặn hải sâm ra vùng biển Hoàng Sa. Chị Lắm ở nhà phụ chồng trồng hành tỏi nuôi con. Tưởng trang đời mãi xanh vui, khi anh Lương, chị Lắm xây được ngôi nhà ngói. “Nó nói, xây nhà xong thì hết tiền, nên theo tàu đi một chuyến lặn hải sâm nữa, lấy tiền về khánh thành nhà. Ai ngờ, nó đi luôn...” Đó là phiên biển cuối cùng của anh Lương. Vào giữa tháng 7.2007, bạn chài về báo: anh Lương lặn xuống biển, cả tàu đợi hoài nhưng không thấy anh ngoi lên... Chị Lắm khóc ngất. Thế nhưng một nách ba đứa con, chị phải gắng gượng để nuôi con. Vậy mà hoạ vô đơn chí, vào đầu năm 2012, chị Lắm bị bệnh hiểm nghèo rồi bỏ con theo chồng. “Lúc này, áp thấp nhiệt đới rồi bão biển, người nhà không đưa được thi thể chị Lắm về. Ba đứa trẻ bây giờ chỉ thắp hương bàn thờ mà không biết mộ ba mẹ ở đâu”, thầy Dũng cho hay.

Gió từ biển thổi vào lồng lộng đi qua trảng cát dài. Nơi ấy có hai ngôi mộ gió, một mới, một cũ...

Bài 2: Hai ngôi mộ gió, ba chú chim non ImageHandler
Ba bà cháu bên mâm cơm nghèo.


Chim non bươn chải

Từ ngày mẹ mất, Duyên nghỉ học hẳn. Sau một thời gian thì bé Thắm nghỉ học theo, sau nhờ thầy cô, hàng xóm động viên, bé Thắm mới đi học lại.

Hôm chúng tôi ra đảo là lúc mùa hành tỏi hết việc, bà Thịnh dắt hai cháu Thắm và Hiền ra ngoài gành đá vớt rong biển. “8.000 đồng/kg. Tuy ít nhưng mỗi ngày kiếm vài ký đủ mua gạo”. Bé Thắm thì bảo hè này cố vớt nhiều rong, gom tiền cho năm học mới mua sách, vở. Ngồi trên một tảng đá, bà Thinh đưa tay chùi mắt, không biết nước biển hay nước mắt của bà: “Thằng Duyên sau tết đi vào xã Ninh Yến (huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) vừa làm thuê, vừa mướn hai sào đất trồng tỏi. Tội nghiệp, lần nào gọi điện về cho bà nó cũng nói: Cực quá, chịu hết nổi bà ơi! Nói vậy nhưng nó cũng không về quê. Vì bốn bà cháu lấy gì mà sống trên cái đảo khô cằn này”.

Anh đi xa làm ăn, bé Thắm được qua đảo Lớn theo học tiếp ở trường tiểu học An Vĩnh (Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Cứ hai tuần một lần, bé Thắm về đảo Lớn. Bà ngoại có gạo thì cho gạo, có tiền thì đưa cho em mang đi. Sau đó vài tháng thì bé Thắm không cầm tiền nữa, mà cầm hai cuốn sổ trợ cấp thường xuyên hàng tháng, trong đó tiền của bà là 180.000 đồng, còn của mình 270.000 đồng. Chỉ với bấy nhiêu, Thắm phải tự lo toan cho cả tháng. Bà Thinh rớt nước mắt kể, phải chi mùa hành tỏi vừa rồi, trời cho ăn thì hai sào canh tác cũng có thêm chút tiền cho cháu đi học. Vậy mà mất trắng, bị lỗ 4 triệu đồng – bằng tiền cả năm cháu mình đi học.

Anh bươn chải nơi đất khách, em bươn chải trên bước đường con chữ. Những khi ba anh em về đảo Lớn là kéo bà ngoại về thăm nhà cũ. Ngôi nhà vắng lặng, trên bàn thờ chỉ có di ảnh ba mẹ và những chân hương nham nhở...

BÀI VÀ ẢNH: PHẠM ANH

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Thuý, chủ tịch hội Phụ nữ xã An Bình, huyện Lý Sơn ngỏ ý: “Cháu Duyên đã lớn thì không nói, còn hai cháu Thắm và Hiền, một mai bà ngoại mất đi thì hết nơi nương tựa. Hàng xóm thương tình chỉ giúp đỡ một thời gian, không thể đưa các cháu cho đến lúc trưởng thành. Tôi nghĩ nên đưa Thắm và Hiền về trung tâm bảo trợ xã hội để các em có điều kiện về nơi ăn, chốn ở, tiếp tục cắp sách đến trường. Đó là cách bảo vệ tốt nhất cho hai đứa trẻ mồ côi này”.

http://hùngđảolýsơn.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]