Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Những di tích khảo cổ trên Đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Những di tích khảo cổ trên Đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
Những di tích khảo cổ trên Đảo Lý Sơn

I. DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ

DI TÍCH GIẾNG TIỀN
Đầu năm 2006, một số nhà khảo cổ học học đã tình cờ phát hiện trên bậc thềm cổ của miệng núi lửa núi Giếng Tiền ở phía bắc đảo Lý Sơn có các công cụ đồ đá cũ. Các di vật thu nhặt gồm rìu tay, hòn ghè, hòn ném, bàn mài, vòng trang sức, đặc biệt có rất nhiều mảnh tước bị tách ra trong quá trình chế tác công cụ. Bước đầu các nhà khảo cổ học đã xác định đây là di tích cư trú và cũng là xưởng chế tác đá của cư dân ở sơ kỳ thời đại đá cũ, cách nay khoảng 30 vạn năm. Di tích Giếng Tiền có thể sánh tương đương với di tích đá cũ ở Núi Đọ (Thanh Hóa). Đây là di tích đá cũ đầu tiên được phát hiện ở Quảng Ngãi cũng như ở miền Trung Việt Nam.

II. DI TÍCH THỜI ĐẠI KIM KHÍ

XÓM ỐC
Những di tích khảo cổ trên Đảo Lý Sơn I63_160734

Di cốt (song táng) di chỉ Xóm Ốc-Lý Sơn khai quật năm 1997


Di tích Xóm Ốc ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, nằm bên bờ suối Ốc, gần bờ biển phía nam đảo. Di tích do Đoàn Ngọc Khôi đào thám sát phát hiện năm 1996 (8), Viện Khảo cổ học phối hợp với tỉnh Quảng Ngãi khai quật năm 1997 (9). Di tích Xóm Ốc là nơi cư trú của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh, đồng thời trong tầng văn hóa có xen lẫn mộ táng. Tầng văn hóa cư trú của cư dân cổ dày trên 1,50m, có cấu tạo đất bazan pha cát ken dày vỏ các loài nhuyễn thể. Qua các tầng văn hóa Xóm Ốc được khai quật cho thấy, cư dân cổ ở đây cư trú ổn định lâu dài. Môi trường sống của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh ở Xóm Ốc là biển đảo nên nguồn thực phẩm chủ yếu của họ là khai thác các loài thủy sản. Mộ táng Xóm Ốc có loại mộ đất chôn song táng, gồm hai người nam và nữ, di cốt còn nguyên. Ngoài ra có loại mộ nồi, vò chôn đứng, chủ yếu là chứa các di cốt trẻ em. Di vật Xóm Ốc có đồ đá như rìu, cuốc, bàn mài, đồ đồng như rìu, mũi tên, lưỡi câu, đồ sắt như dao, đồ đá quý và thủy tinh làm trang sức như khuyên tai ba mấu, hạt chuỗi, đồ gốm có nồi vai gãy, bình hình con tiện, bát bồng. Đặc biệt, Xóm Ốc có bộ sưu tập di vật mang đặc trưng sắc thái biển tương đồng văn hóa với các đảo trong khu vực lòng chảo Thái Bình Dương, đó là các công cụ và trang sức chế tác từ vỏ tridacna (ốc tai tượng), nắp turbo (ốc mặt trăng), ốc hoa (ốc tiền)... Qua di tích và di vật Xóm Ốc có thể thấy nguồn gốc hình thành nên Văn hóa Sa Huỳnh trên đảo khởi đầu từ các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh ở đất liền như Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II hình thành nên. Trong quá trình phát triển, cư dân Văn hóa Sa Huỳnh ở Xóm Ốc giao lưu mạnh mẽ trong khu vực hải đảo và lục địa để làm tăng sức sống nội sinh. Niên đại tuyệt đối C14 mẫu 1: 1910 ± 60 B.P, mẫu 2: 1900 ± 60 B.P. Niên đại tương đối lớp sớm của Xóm Ốc cách nay khoảng 2.500 năm.

SUỐI CHÌNH

Di tích Suối Chình nằm trên cồn cát cạnh biển, phía đông đảo Lý Sơn, thuộc xã An Hải. Di tích được Phạm Thị Ninh khai quật năm 2000 (10). Di tích Suối Chình có nguồn gốc phát triển từ giai đoạn muộn của Xóm Ốc. Di tích Suối Chình là nơi cư trú của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh, đồng thời trong tầng văn hóa có xen lẫn mộ táng. Tầng văn hóa Suối Chình có cấu tạo đất đỏ pha cát biển, gốm xen lẫn vỏ nhuyễn thể (do con người cư trú ăn bỏ lại). Trong tầng văn hóa có chứa mộ nồi chôn úp nhau theo chiều thẳng đứng, đồ tùy táng được đặt bên trong hoặc bên ngoài. Bên trong các mộ nồi đều có di cốt trẻ em. Đặc trưng di vật đồ đá gồm có rìu, mai, cuốc, bàn mài... đồ sắt có dao, kiếm, đồ trang sức bằng đá quý, thủy tinh như khuyên tai ba mấu, hạt chuỗi, đặc biệt có đồ trang sức hạt chuỗi, vòng đeo, được chế tác theo cách khoan mài tinh vi từ lõi tridacna và các loại ốc, sò, đồ gốm có các loại nồi, bát. Niên đại Suối Chình ở vào khoảng đầu Công nguyên.

http://www.wearedesigner.net

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]