Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Nơi tình yêu buông neo 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Nơi tình yêu buông neo 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Nơi tình yêu buông neo Empty Nơi tình yêu buông neo Mon Feb 08, 2010 4:10 pm

contraixudao

contraixudao
Ban ĐH
 Ban ĐH

Nơi tình yêu buông neo


Thứ hai ,
8 / 2 / 2010, 5: 52 (GMT+7)


Nơi tình yêu buông neo 100205p8aaa3


Thợ máy Ngô Văn Long bên ngọn hải đăng - Ảnh: T.C.D

“Sa Huỳnh đẹp đâu chỉ mùa biển lặng, mà cả trong mưa trong
gió bão đầy trời, khi tình anh như ngọn đèn đứng gác, cho bình yên những
con tàu rong ruổi ngàn khơi”.





Không guitar, anh Nguyễn Thái Sơn, Trưởng trạm đèn biển Sa
Huỳnh, quê Phổ Thuận, Đức Phổ (Quảng Ngãi) vẫn say sưa hát vang những
lời mà anh cho là “chân phương” về nghề hải đăng trong một buổi sớm xuân
nhiều gió.
Tại phòng kỹ thuật, tôi đọc được những dòng thông tin: “Đèn biển Sa
Huỳnh thuộc Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải 103. Vị trí: Nằm tại mỏm
đông bán đảo Thạnh Đức, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi. Tọa độ: Vĩ độ 140 40' 24" N. Kinh độ 1090 04' 30" E. Tác dụng:
Giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Ngãi, Bình Định định
hướng và xác định vị trí”.
Trò chuyện với “gia đình nhỏ” gồm 6 chàng trai quê tứ xứ, tôi nhận ra
được giữa đời thường luôn có những vẻ đẹp khác thường. Ví như chàng thợ
điện Ngô Đình Trí, 26 tuổi, quê Lý Sơn (Quảng Ngãi), trẻ nhất trạm,
từng bộc bạch với người yêu ở quê nhà: Đời anh gắn với ngọn hải đăng nơi
đầu sóng ngọn gió, thời gian dành cho em chỉ là những ngày phép ngắn
ngủi thoáng qua, có lẽ em sẽ không hạnh phúc khi chọn anh là “người đàn
ông của đời em”. Nghe vậy, cô gái nghiêm nghị, nhìn thẳng vào mắt người
yêu: “Đừng bao giờ nói với em những điều ấy thêm một lần nữa”.

Sa Huỳnh - Lý Sơn, cái khoảng cách về không gian địa lý bao giờ cũng
thật, nhưng tình yêu chân chính đã xóa đi khoảng cách của hai trái tim
lúc nào cũng hướng về nhau. “Chúng tôi sắp được làm họ trai cho Trí rồi
đó”, trưởng trạm Sơn cười to, át cả tiếng gió đang lồng lộng ngoài cửa
kính. Và chuyện này nữa, cô giáo Phan Thị Mỹ Lệ, vợ của thợ máy Long,
dạy tin học ở trường THCS Phổ Châu, cách trạm ngót chục cây số, nhưng
tuần nào cũng lặn lội vượt đèo dốc đến thăm chồng để khỏi “vắng đàn bà
quạnh bếp”.
Những bữa cơm tươm tất từ tay cô giáo Lệ làm anh em vơi bớt nỗi nhớ
nhà. Rồi sau mỗi bữa cơm chiều, dặn chồng giữ gìn sức khỏe, thân mật
chào tạm biệt anh em, Lệ một mình xuống trạm trong nhập nhoạng hoàng
hôn, đi xe máy vượt gần 30 cây số, về với con gái 3 tuổi đang “tạm trú”
tại nhà ngoại ở xã Phổ Quang, Đức Phổ.
Đã hết giờ trực ban, trưởng trạm Sơn cùng mấy anh em trong trạm rủ
tôi lên tháp đèn. Từ độ cao 87,5m (tính đến số 0 hải đồ), lần đầu tiên,
tôi no mắt ngắm phong cảnh non nước, biển trời Sa Huỳnh, Tam Quan, Phổ
Khánh hiện lên mênh mang và diễm tú. Và cũng là lần đầu tiên, bàn tay
tôi chạm vào ngọn hải đăng, nơi mà những ngư dân gọi là “vị thần” của
bến bình yên.
Nhóm anh em “đèn biển” im lặng nhìn ra biển Đông, phía có những con
tàu nhỏ như những hạt đậu nhập nhòa giữa trời nước. Tôi đọc trong mắt họ
tình yêu nghề, yêu người chứa chan và giản dị.

Trần Cao Duyên

(Theo TNO )

http://www.pohand.com.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]