Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Sinh con “vượt rào” - chuyện thường ở An Hải 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Sinh con “vượt rào” - chuyện thường ở An Hải 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Kristian

Kristian
Level 6
Level 6
Không khó
để có thể “điểm danh” những gia đình có từ 3 con trở lên ở xã An Hải,
huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Điều đáng nói là ngoài tâm lý đẻ bằng
được con trai, một bộ phận người dân ở đây rơi vào tình trạng “vỡ kế
hoạch” do không áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại mà chỉ... “tự
kế hoạch”.
Sinh con “vượt rào” - chuyện thường ở An Hải Chi-The.gifso20anh7
Vì “tự kế hoạch”, chị Thế “lỡ sinh tới 5 con.
Vỡ kế hoạch vì “tự kế hoạch”
Người
mà chúng tôi gặp đầu tiên ở xã An Hải là chị Nguyễn Thị Lam. Năm nay,
chị Lam 37 tuổi nhưng đã có 4 mặt con, đủ cả “nếp” lẫn “tẻ”. Khi chúng
tôi hỏi sao sinh nhiều con thế, chị Lam thật thà: “Tui chỉ định sinh 3
đứa thôi, đứa con út do vỡ kế hoạch mà có”. “Chị không được cung cấp
các biện pháp tránh thai hay sao mà phải tự kế hoạch?” - tôi hỏi. Chị
Lam không ngần ngại trả lời: “Từ năm 2008, tôi thường đến trạm xá của
xã lấy thuốc tránh thai. Nhưng tôi hay quên uống thuốc nên 2 vợ chồng
thường “tự kế hoạch” cho tiện”. Hậu quả của việc tự kế hoạch là chị Lam
đẻ sòn sòn 4 con, đứa út mới được 22 tháng tuổi. Điều đáng nói là biết
việc “tự kế hoạch” không an toàn nhưng đến giờ chị Lam vẫn giữ thói
quen tránh thai bằng cách tính ngày.
Với
chị Trần Thị Thế, 42 tuổi ở thôn Tây, người có tới 5 con, ai cũng tưởng
chị cố đẻ con trai để lấy con nối dõi nghề đi biển nhưng kỳ thực chuyện
sinh con “vượt rào” không phải do cố ý. Chị kể: “Mình không dùng biện
pháp gì, chỉ “tự kế hoạch” thôi. Cứ thế đẻ miết, 4 đứa đầu là trai, lần
cuối cùng được cô con gái”. Chị Nguyễn Thị Bát, cùng thôn Tây cũng “vô
ý” sinh tới 5 người con do “tự kế hoạch” Chị kể: “Trước đây tôi không
áp dụng biện pháp tránh thai. 2 vợ chồng tính toán “tự kế hoạch” nên
mới lỡ sinh tới 5 đứa. Sau này tôi có uống thuốc tránh thai, nếu không
thì còn đẻ nữa”.
Cũng
do “tự kế hoạch”mà không ít cặp vợ chồng ở xã An Hải có tới 4, 5 con
như gia đình anh Nguyễn Văn Tiêu, Lâm Công Dũng, Nguyễn Thành Pháp...
Những rào cản khó gỡ
Qua
tìm hiểu của chúng tôi, các biện pháp tránh thai hiện đại đạt hiệu quả
cao như đình sản, đặt vòng, tiêm thuốc cấy tránh thai ít được người dân
ở An Hải lựa chọn, do tâm lý sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Chị Lam cho
hay: “Tôi thấy một số chị đặt vòng bị đau lưng, tức bụng đã phải tháo
ra. Tôi sợ mình cũng không ưa nên không dùng biện pháp này”. Cũng bởi
tâm lý e ngại, sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ, rất nhiều chị em ở xã An Hải
dù được cung cấp đầy đủ thuốc tránh thai nhưng không hề sử dụng mà chỉ
“tự kế hoạch” bằng cách tính ngày vòng kinh... Theo “lý lẽ” của những
người này thì “tự kế hoạch” là tiện lợi nhất, vả lại nếu có sinh con
thứ 3 trở lên cũng không sợ bị phạt vì không phải là “người nhà nước”.
“Cán bộ dân số có phát thuốc tránh thai nhưng tôi không dùng. Tôi “tự
kế hoạch”, nếu lỡ có bầu thì sinh. Tôi có phải là công nhân viên nhà
nước đâu mà sợ bị phạt” - Chị Lâm Thị Sơn, thôn Đồng Hộ cho hay.

thể thấy chính thói quen “tự kế hoạch” đã trở thành rào cản gây khó
khăn lớn cho công tác tuyên truyền, vận động thực hiện KHHGĐ ở xã An
Hải nói riêng và huyện đảo Lý Sơn nói chung. Bà Phạm Thị Thu, Giám đốc
Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Lý Sơn bộc bạch: “Hiện, chúng tôi gặp rất
nhiều khó khăn trong tuyên truyền, vận động thực hiện đình sản (cả nam
và nữ) và sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Các biện pháp như
đình sản và thuốc cấy tránh thai đạt tỉ lệ rất thấp so với kế hoạch đề
ra. Năm 2009, toàn huyện chỉ có 5 ca đình sản, đạt 20% kế hoạch đề ra,
98 người tiêm thuốc tránh thai, đạt 65,3% kế hoạch, không có người nào
sử dụng thuốc cấy tránh thai”. Việc các cặp vợ chồng ngại sử dụng các
biện pháp tránh thai hiện đại là một trong những nguyên nhân khiến cho
tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở Lý Sơn vẫn còn cao (15,8%) so với các
địa phương khác trong tỉnh...”
Cũng
theo bà Thu, bên cạnh khó khăn trên, công tác DS-KHHGĐ ở xã An Hải nói
riêng, huyện Lý Sơn nói chung đang vấp phải một rào cản khác là năng
lực đội ngũ cán bộ dân số và y tế chưa đáp ứng được nhu cầu. “Hiện,
chúng tôi chưa có bác sĩ có đủ khả năng thực hiện phẫu thuật đình sản.
Nhân viên y tế cũng chưa được tập huấn về cấy tránh thai. Chúng tôi đều
phải tổ chức đưa người muốn áp dụng 2 biện pháp này tới bệnh viện trong
đất liền thực hiện. Việc đi lại vất vả và khó khăn, vì thế rất ít người
dân hưởng ứng thực hiện” - bà Thu cho biết.
Thiết
nghĩ, để công tác DS- KHHGĐ ở xã An Hải đạt hiệu quả cao, trước tiên
cần vận động người dân từ bỏ thói quen “tự kế hoạch”, đồng thời tuyên
truyền người dân sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ
chăm sóc SKSS-KHHGĐ. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức
cho người dân, cần đầu tư nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho
đội ngũ nhân viên y tế, cán bộ dân số để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ, KHHGĐ của người dân.
Ngọc Lan


nguồn: bienphong.com.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]