Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn - Page 3 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn - Page 3 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 3 trang]

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
First topic message reminder :

Va mỗ rất mong các bạn ở Lý Sơn góp ý những hình ảnh ngày xưa bây giờ là ở đâu

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Một số ảnh cù lao Ré những năm 1968/1969


Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn - Page 3 OC042

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn - Page 3 OC041

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn - Page 3 OC040

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn - Page 3 OC039

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn - Page 3 OC038

angel_cry

angel_cry
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
cảm ơn chú Va rất nhiều ! một bài viết đầy ý nghĩa ! sống trên đảo gần 20 năm mà giờ mới biết cụ thể về lịch sử hình thành cũng như mấy tấm ảnh thời trước ! bạn nào cần tư liệu Lý Sơn thì đây quả là kho tài liệu tuyệt vời ! mong chú đóng góp nhiều hơn nữa vào tư liệu Lý Sơn cho diễn đàn ! woa

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Cám ơn các bạn đã hứng thú khi đọc topic này

Quay lại nguồn gốc tên gọi cù lao Ré, GS Lương Ninh, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam trong nghiên cứu KH mang tựa đề " NGƯỜI NAM Á, NAM ĐẢO VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA CỔ Ở VIẸT NAM" có chỉ ra rằng:


"Phía tây, trên cao nguyên là tỉnh Kontum, địa bàn sinh sống của người Banahr, Sedang, nói ngôn ngữ Nam Á. Có lẽ đây là cư dân cổ nhất, từ người Tiền đến Sơ- Nam- Môngloid tức Nam Á cổ hay Môn cổ, từ khoảng 20.000 năm trước. Cuộc đào khảo cổ di chỉ Lung Leng, phía Tây Kontum (năm 2001) đã phát hiện một lớp tectit dưới cùng có chứa một số công cụ và hiện vật thời Đá cũ hậu kỳ đã chứng tỏ điều đó. Ở khoảng giữa, từ chân núi, vùng đồi, ra đến biển là người H’Re, một nhóm Nam Á khác, sinh sống chủ yếu trên lưu vực sông Re (H’Re: Người sông Re ?) huyện Ba Tơ và lân cận. Họ sống ra đến biển, một thời gian rất dài trên Cù lao Re - đảo của người Re, còn gọi là đảo Lý Sơn.

Đảo rộng 11 km2, cách bờ biển hơn 30 km, về phía bắc thành phố Quảng Ngãi Năm 1996-1997, cuộc khai quật khảo cổ học ở đây (Phạm Thị Ninh, 1999) đã phát hiện những di tích văn hóa Sa Huỳnh có niên đại từ sớm đến muộn: “gốm chôn đều mang phong cách gốm Bình Châu”, (Tiền Sa Huỳnh) là sớm; “Tuy nhiên ở những lớp trên (sâu 20-60 cm) đã thấy xuất hiện gốm Champa, gốm văn in ô vuông thời Hán và một số hiện vật sắt”, là muộn. Di chỉ có 2 niên đại C14 được công bố là 1910 và 1900  60. Ở đây có công cụ vỏ ốc, vòngtrang sức vỏ ốc, có cả hạt chuỗi, khuyên tai bằng thủy tinh, là những hiện vật quen thuộc của “văn hóa biển”. Một loại hình văn hóa có ý nghĩa phong tục là táng thức thì ở Lý Sơn đã phát hiện được một số mộ chum, cùng với mộ số 7 là mộ đất song táng 2 người lớn, chôn theo tư thế nằm thẳng. Một di cốt có hiện tượng thiếu răng và cà răng, một di cốt chôn tư thế nằm nghiêng, chân co. “Trong hố thám sát 1 (1996), đã phát hiện một mộ huyệt đất “nhiều khả năng di hài được chôn theo tư thế ngồi bó gối, “rất gần gũi với phương thức chôn cất của người Hòa Bình, người Đa Bút có niên đại cách ngày nay khoảng 8000 - 6000 năm”. Niên đại này cách rất xa niên đại C14 đã kể bên trên, nhưng vẫn có thể phản ánh một táng tục có từ trước của dân bản địa, cũng như tục chôn nằm co của người Nam Á cổ và tục mài (“cà răng, căng tai”) của tộc người Hơ Re, Sedang, thực hành từ xa xưa, nay vẫn còn giữ ở một vài nơi (H. Baudesson, 1932, p.15-16). Đảo Re có thể là vị trí “tiền tiêu” mà người Re sinh sống từ 1- vài nghìn năm TCN. Một nhóm “dân Biển” - người Sa Huỳnh, theo cách gọi của tác giả, đã đến đây, cộng cư phủ môt lớp văn hóa biển lên trên. Một bộ phận đã đổ bộ vào bờ biên, sinh sống và để lại dáu ấn đầu tiên ở Long Thạnh, Bình Châu, là hai di chỉ văn hóa Tiền Sa Huỳnh. Có lẽ, Pu Lao Re cùng với Long Thạnh, Bình Châu là bước chuẩn bị để cho “dân Biển” đổ bộ vào cư trú đông đúc ở Sa Huỳnh.

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
cảm ơn vaputin đã cung cấp những tấm ảnh tư liệu quý giá !!

http://my.opera.com/khoilv

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Đây cũng vẫn còn là một “câu đố”: Sa Huỳnh - một địa danh/địa điểm thuộc huyện Đức Phổ, Nam Quảng Ngãi, một bãi biển, đúng ra là môt cồn cát rộng, đã bị biến thành nghĩa địa, nơi đã phát hiện gần 500 mộ vò/chum, được đặt tên là Văn hóa Sa Huỳnh, được coi là Văn hóa Tiền Sơ sử Tiền Champa của người Chăm, nói ngôn ngữ Malayo-Polynesia/Chamic. Nơi sinh sống của con người đến ngày nay vẫn thế, là những dải đồng bằng ven biển, chủ yếu là trên lưu vực sông Trà và sông Vệ, thì vì sao phải mang vò táng đi xa đến như thế? Vì sao lại táng trên/ trong cồn cát nắng cháy và hay ngập nước như thế? Ít nhất thì nghĩa địa áo quan vò chum khác nơi cư trú cũng tương phản rõ rệt với tục chôn nguyên, mộ đất, mộ thuyền. Có lẽ người Sa Huỳnh đã choán chỗ ở đồng bằng ven biển nên người H’Re đã co lại trên đất đồi, dưới chân dãy Trường Sơn, dựng những ngôi nhà sàn bên sông Re đến ngày nay (ảnh) và hình như còn dựng cả lũy đất để ngăn cách (?) Trải qua chừng hai nghìn năm, cộng đồng người H’Re (Chom Re) trên bờ sông Re trồng lúa, giữ phong tục tập quán bình yên, dường như không thay đổi gì qua chừng hai nghìn năm, tuy đời sống đã biến đổi rất nhiều cùng với cả nước (Nói nhầm theo người Pháp là Hơ Rê). Họ vẫn dựng những ngôi nhà sàn lợp mái cỏ tranh dày dặn, chắc chắn, cùng với những ngôi nhà mồ, tất cả đều có trang trí hình sừng trâu trên nóc, làm bằng túm cỏ tranh buộc lại, thậm chí còn lưu giữ cả môt quan tài thuyền, bằng gỗ cây; hàng năm ngày lễ vẫn dựng “cây nêu” buộc tua vải kiểu cách, nhiều mầu, vẫn giữ tục hiến tế cùng với lễ đâm trâu cổ truyền của dân Nam Á, vẫn trồng lúa nước ven sông suối, coi trọng người phụ nữ vợ già làng là người giữ hồn lúa, là chủ lễ trong ngày lễ đâm trâu. (Phóng sự của VTV4, 14 giờ ngày 22-4-2008); thật là một xã hội Nam Á đặc sệt đã có hàng nghìn năm bên cạnh một thời từng có cư dân Malayo - Chamic, có cả nghĩa địa mộ vò hàng trăm chiếc vò/chum, cả thành Châu Sa, đền miếu và bia ký chữ Phạn ở Châu Sa, đền tháp đồ sộ, văn bia và điêu khắc Chánh Lộ nổi tiếng.

Có lẽ, một nhóm người Sa Huỳnh đã đi về phia Tây, ngược lên núi, lách qua người H’Re người Sedang và Banahr, để tìm thêm đất sống (?), nhưng chỉ còn lưu vực sông Sa Thầy, một sông nhỏ chẩy vào Krông Pô cô ở phía tây Kontum. Ở đây, ngày nay, qua dày đặc 180.000 người Banahr và Sedang nói tiếng Nam Á thì dồn về phía Tây là 15.000 người Giarai (khoảng 8%) nói tiếng Nam Đảo sống ở thượng nguồn sông Sa Thầy. Năm 2001, khi chuẩn bị khởi công công trình thủy điện Yali, cuộc đào khảo cổ 15.000m2 đã được tiến hành ở di chỉ Lung Leng (Nguyễn Khắc Sử, 2005). Bên trên đã nói, trong lớp tectit dưới hố đào khảo cổ, đã tìm thấy gần 80 công cụ đá mũi nhọn, rìa lưỡi, đặc trưng của văn hóa Sơn Vi, niên đại hậu kỳ Đá cũ, khoảng 18.000 năm trước. Tiếp đến là lớp cư dân hậu kỳ Đá mới - kim khí với niên đại của 2 “tập hợp”: 1 - khoảng 1500 TCN và 2 - khoảng 860 TCN. Thời gian hiệu chỉnh và tập trung của tập hợp 1 bắt đầu khoảng năm 380 TCN. Điều đó dẫn đến ý nghĩ là ở đây đang có sự diễn tiến của Đá cũ, hơn 10.000 năm Trước thì xuất hiện Đá mới hậu kỳ - kim khí, hơn 2.000 năm TCN, cho đến vài trăm năm đầu Công nguyên. Điều đó cũng dẫn đến suy đoán, đã có một lớp cư dân mới xuất hiện, mang theo một trình độ văn hóa cao hơn đột ngột, đi tắt 8.000 năm tiến trình văn hóa. Hiện vật phát hiện được rất phong phú: Đá: 374 vật, trong đó, 234 công cụ, 52 vật trang sức; Sắt: 101 vật là viên quặng, xỉ, 1 dao, 1 khuyên tai; gốm là đồ tùy táng: 329 tiêu bản. Mộ có 209 mộ, trong đó, quan tài gốm là 185; số mộ được đánh dấu bằng phiến đá là 145; số không có dấu bằng đá là 51; mộ đất là 24. Tác giả có một nhận xét “Khác với loại hình mộ có quan tài gốm, loại hình mộ đất xuất hiện khá sớm, tồn tại lâu dài trong lịch sử, từ thời Đá cũ tới ngày nay” (tr.19). Điều này làm rõ thêm một đặc trưng văn hóa của lớp cư dân cổ, có trước và vẫn tồn tại cộng cư cùng lớp đến sau.

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Những diễn tiến văn hóa cổ trên Pu lao Re có ý nghĩa lớn hơn nhiều phạm vi một đảo nhỏ. Cù lao Re với Bình Châu - Long Thạnh - Sa Huỳnh và tiếp sau đó cho thấy có thể tin được rằng người dân Biển lập nghiệp ở ven biển miền Trung Việt Nam được tiếp nối với truyền thống văn hóa đầu Công nguyên trở thành người Chăm, nói ngôn ngữ Malayo - Polynesia, sau là Malayo - Chamic xây dựng nước Lâm Ấp - Champa trên nền cư dân cổ có khi cộng cư với dân cổ nói ngôn ngữ Nam Á và quan hệ với nước ngoài, tiếp súc với vùng đảo, rồi với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Cù lao Re và Lung Leng cũng cho thấy:

1/ Người Mã Lai - Đa Đảo từ biển vào đến bờ biển Việt Nam.

2/ Thời gian diễn ra sự kiện này sớm là khoảng năm 800 TCN, tập trung cũng khoảng năm 500 TCN.

3/ Thời gian này, không thấy dáu hiệu từ đất liền đi ra biển.

Các nhà khảo cổ học trong khi thảo luận, đưa ra một niên đại diễn ra cuộc lữ hành của người Nam Đảo, được nhắc đi, nhắc lại là 5000 năm TCN, hoặc sớm hơn, 8000 năm, thậm chí Pleistocene, hàng chục ngàn năm. Như thế, còn phải xem xem trong khoảng 5000 năm, từ 8.000 đến 3.000 năm TCN, người Nam Đảo ở đâu, làm gì? diễn ra như thế nào? hiện chưa có dấu vết gì."

---------------

Lời bàn của Va:

Không chắc lắm tên Ré ngày nay có liên quan gì với người H Ré không nhưng rõ ràng cù lao Ré có một vị trí khá đặc biệt trong không gian địa lịch sử của Việt Nam và khu vực

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Người H' Ré, có thể là những cư dân đầu tên của cù lao Ré

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn - Page 3 T64482

Tên gọi khác
Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
95.000 người.
Cư trú
cư trú chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định
Đặc điểm kinh tế
Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của đồng bào tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Đồng bào chăn nuôi trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái, riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây.
Tổ chức cộng đồng
Trong làng người Hrê, "già làng" có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng. Dưới thời phong kiến người Hrê nhất loạt đặt họ Đinh, gần đây một số người lấy họ Nguyễn, Hà, Phạm... Hình thức gia đình nhỏ rất phổ biến ở dân tộc Hrê.
Văn hóa
Người Hrê cũng có lễ đâm trâu như phong tục chung ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của đồng bào. Truyện cổ đề cập đến tình yêu chung thủy, cuộc đọ tài trí giữa thiện và ác, giàu và nghèo, rất hấp dẫn các thế hệ từ bao đời nay. Nhạc cụ của người Hrê gồm nhiều loại: đàn Brook, Ching Ka-la, sáo ling la, ống tiêu ta-lía, đàn ống bút của nữ giới, khèn ra-vai, ràng ngói, pơ-pen, trống... Những nhạc cụ được đồng bào quí nhất là chiêng, cồng, thường dùng bộ 3 chiếc, hoặc 5 chiếc, với các nhịp điệu tấu khác nhau.




Nhà cửa
Hrê xưa ở nhà sàn dài. Nay hầu như nhà dài không còn nữa. Nóc nhà có hai mái chính lợp cỏ tranh, hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào trong hai mái chính. Mái này có lớp ngoài còn thêm một lớp nạp giống như ở vách nhà. Chỏm đầu đốc có "bộ sừng" trang trí với các kiểu khác nhau. Vách, lớp trong bằng cỏ tranh, bên ngoài có một lớp nẹp rất chắc chắn. Hai gian đầu hồi để trống.
Bộ khung nhà kết cấu đơn giản giống như nhà của nhiều cư dân khác ở Tây Nguyên.
Trong nhà (trừ hai gian đầu hồi) không có vách ngăn. Với nhà người Hrê còn có đặc điểm ít thấy ở nhà các dân tộc khác: thường thì nhà ở cửa mặt trước hoặc hai đầu hồi. Mặt trước nhà nhìn xuống phía đất thấp, lưng nhà dựa vào thế đất cao. Người nằm trong nhà đầu quay về phía đất cao. Nhưng với người Hrê thì hoàn toàn ngược lại.
Gian hồi bên phải (nhìn vào mặt nhà) (A) dành cho sinh hoạt của nam và khách. Gian hồi bên trái (C) dành cho sinh hoạt của nữ. Giáp vách gian hồi bên phải đặt bếp chính. Gian chính giữa đặt bếp phụ. Gian giáp vách với gian hồi bên trái đặt cối giã gạo.




Trang phục
Có biểu hiện giống người Kinh. Có cá tính tộc người song không rõ nét. Trước kia đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến thắt lưng hoặc ở trần, quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5 thân, trùm khăn. Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc quần áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa. Phần lớn nữ giới vẫn mặc váy, nhưng may bằng vải dệt công nghiệp. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm; nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng chân và hoa tai. Tục cà răng đã dần dần được xóa bỏ.




Source : http://www.cinet.vnnews.com

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2

Ảnh này chắc chụp từ trực thăng trong khoảng 1968-1969
Nhìn thấy được 4/5 miệng núi lửa

Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn - Page 3 Kularey1


Đóng góp một số thông tin và hình ảnh về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn - Page 3 Kularey2

╬khoadkt╬

╬khoadkt╬
Cựu BQT
Chắc bác vaputin rất tâm huyết với Lý Sơn.

http://vn.360plus.yahoo.com/kata_1412646/

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Va mỗ sinh hoạt ở diễn đàn Hoangsa.org. Các bài viết hay sưu tập ảnh này nhằm chuẩn bị cho một cuốn ebook quảng bá du lịch cho đảo Lý Sơn. Mong rằng các nổ lực của HSO sẽ có ích cho bà con Lý Sơn

Ở HSO các bạn có thể xem và đóng góp cho topic Lý Sơn-cửa ngõ vào Hoàng sa
tại
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=43006&page=22

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
Bạn nào ở Lý Sơn up hình cây Ré được không?

tankhuan_02

tankhuan_02
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
cây ré chỉ ở bên hòn mấy có
nhưng mà trời đọng như thế ai mà qua úp lên chứ

vaputin

vaputin
Level 2
Level 2
OK chờ biển yên cũng được bạn à

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
vaputin đã viết:Va mỗ rất mong các bạn ở Lý Sơn góp ý những hình ảnh ngày xưa bây giờ là ở đâu
Cảm ơn Bạn đã đến với lyson.org và tìm hiểu về Quê Hương chúng Tôi . Tôi và thành viên lyson.org sẽ cố gắn sưu tầm những hình ảnh xưa và nay cùa Lý Sơn up lên diễn đàn để Bạn càm nhận .

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
vaputin đã viết:Bạn nào ở Lý Sơn up hình cây Ré được không?
Tôi biết cây ré , nhưng hiện tại trời đang mưa gió quá hum nào rỗi Tôi leo núi chụp ảnh và send cho Bạn nhá .

tankhuan_02

tankhuan_02
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
a thắm ngó dậy mà khó tinh ớn lun
họ nhờ 1 tí thì giúp đi đỗ thừa trời mưa gió lớn nữa

ThamPham

ThamPham
Ban ĐH
 Ban ĐH
tankhuan_02 đã viết:a thắm ngó dậy mà khó tinh ớn lun
họ nhờ 1 tí thì giúp đi đỗ thừa trời mưa gió lớn nữa
TRời mưa thì bảo trời mưa có gì mà bảo khó với chả tính , suy diễn tùm lum thế .

thegioi_nhinnghieng

thegioi_nhinnghieng
Level 4
Level 4
vaputin đã viết:OK chờ biển yên cũng được bạn à

Bác va xì tin cũng mò qua bên này hả :D hôm nào ra Lý Sơn chuyến ngó cây ré lun đi

Kellvin*NGUYEN

avatar
Level 2
Level 2
ai bảo cây ré bên hòn mới có
sau nhà máy điện đó các bạn ạ
ai muốn up hình thì lên đó chụp tùm lum trên đó ak

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 3 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3