Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
"Vua lặn" đất đảo Lý Sơn - Bùi Thượng ! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
"Vua lặn" đất đảo Lý Sơn - Bùi Thượng ! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Ngày
nay, các thợ lặn chuyên nghiệp có thể xuống độ sâu 70-80 mét là chuyện
thường. Nhưng với những người dân đảo Lý Sơn (Quãng Ngãi) - một nơi nổi
tiếng với nghề bắt hải sản bằng cách lặn xuống biển, ngư dân có thể
xuống độ sâu 40 mét mà không cần thiết bị chuyên dụng nào.


Và một người được phong “vua” ở đảo này là ông Bùi Tường.

Cuộc thi lặn trên đảo Lý Sơn

Đảo
Lý Sơn nằm về phía đông Quảng Ngãi và cách đất liền khoảng 20km. Bao
đời nay ngư dân ở đây đã vang danh khắp cả nước với việc khai thác hải
sản chỉ bằng cách lặn biển. Trong ngôi nhà nhỏ nằm ở cuối xã An Hải,
chúng tôi gặp và trò chuyện với bác Bùi Tường (68 tuổi), một trong số
những người được mệnh danh là "vua lặn" ở huyện đảo Lý Sơn.

"Vua lặn" đất đảo Lý Sơn - Bùi Thượng ! LySon
Một góc đảo Lí Sơn

Nhìn
nước da đỏ au, dáng người to khoẻ, rắn rỏi có lẽ ít ai nghĩ rằng "vua
lặn" Bùi Tường đã bước gần đến mốc "thất thập cổ lai hi", cái độ tuổi
mà người ta vẫn thường nói xưa nay hiếm thấy. Cũng như bao bạn bè trai
cùng trang lứa khác trên đảo, tuổi thơ của cậu bé Bùi Tường đã gắn chặt
với biển, lúc còn nhỏ thì lang thang theo bãi rạng gần bờ nhặt ốc, vớt
rong vào những khi nước rút, lớn hơn một chút thì được theo cha lênh
đênh trên biển để đánh cá. Đến năm 17 tuổi, Bùi Tường mới trở thành một
thợ lặn thực thụ.

Nhờ được sự chỉ bảo, truyền thụ kinh nghiệm
của cha và chịu khó học hỏi, dần dần Bùi Tường trở thành một thợ lặn
cừ khôi của đảo. Điều này được khẳng định bằng danh hiệu vô địch về môn
lặn vào năm 1968. Đưa tay mân mê chiếc cúp vô địch nay đã nhuốm màu
thời gian, "vua lặn" Bùi Tường không giấu sự tự hào khi kể lại: Lúc bây
giờ đảo Lý Sơn được chia thành 2 xã là Bình Yến và Bình Vĩnh. Cuộc thi
năm đó toàn đảo có tất cả 33 người tham gia, trong đó đại diện cho Bình
Yến chỉ có vỏn vẹn 3 người là Bùi Tường và 2 thợ lặn khác”.

Tại
cuộc thi, người tham gia không sử dụng bất cứ một dụng cụ hỗ trợ nào
như chân vịt, bình hơi... mà phải dựa vào tài, sức, kinh nghiệm để thi
thố tài năng. Mỗi người phải tham gia ba phần thi khác nhau, gồm: lặn
do (ôm theo một cục sắt để lặn); lặn tay (tự dùng tay, chân để lặn
xuống nước) và cuối cùng thi nín thờ, các thợ lặn úp mặt xuống nước để
xem ai là người đứng dậy sau cùng.

Qua ba phần thi, với độ sâu
là 35 sải tay (khoảng 45m) ở môn lặn do, ông Tường chỉ đạt giải nhì. Ở
môn lặn tay với 26 sải tay (khoảng 37,5m) ông Tường là người lặn sâu
nhất. Tuy ở môn nín thở ông cũng chỉ về nhì nhưng cộng thành tích cả ba
môn theo luật cuộc thi, ông Bùi Tường là người được trao giải vô địch.

Sau
cuộc thi lần ấy, tài lặn của ông càng nổi tiếng, nhiều lần Bùi Tường
được các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh tìm đến để nhờ lặn nhằm:
xác định độ sâu các con tàu bị đắm; độ sâu của các luồng cửa biển có
tàu thuyền ra vào...Cùng với ngư dân trên đảo, "vua lặn" Bùi Tường theo
tàu thuyền rong ruổi khắp trong Nam, ngoài Bắc để khai thác hải sản để
nuôi sống bản thân và gia đình. Cho đến năm 2007, ông mới giã từ nghiệp
lặn của mình để vui vầy cùng con cháu.

"Vua lặn" đất đảo Lý Sơn - Bùi Thượng ! Ongtuong
"Vua lặn" Bùi Tường với chiếc cúp vô địch đã đoạt được vào năm 1968


Nghề nguy hiểm

Theo
nghiệp cha, người con trai của ông là Bùi Văn Khoẻ (sinh 1978) hiện
cũng đang là một trong số những người xuất sắc trong làng nghề lặn ở
đảo Lý Sơn. Trò chuyện với chúng tôi, anh Khoẻ tâm sự: “So với lớp cha
anh đi trước, ngày nay nhờ có máy nén hơi, quần áo chuyên dụng...tuy
khá "thô sơ", độ an toàn thấp so với dụng cụ của thợ lặn ở nước ngoài
nhưng thợ lặn Lý Sơn có thể xuống đến độ sâu đến 80m và thời gian ở
dưới nước từ 30-50 phút. Còn ở mức nước 30-50m là bình thường và bất cứ
thợ lặn nào ở Lý Sơn cũng có thể đạt tới”.

Nói về nghề này, "vua
lặn" Bùi Tường đúc kết: “Ngoài khả năng của từng người thì để trở thành
thợ lặn chuyên nghiệp là cả một quá trình luyện tập,học hỏi kinh nghiệm
từ những người đi trước và thực tế của bản thân rút ra trong quá trình
hành nghề”. Chỉ cần sơ sẩy, vội vàng, hay "non tay nghề" trong qua
trình lặn thì thợ lặn sẽ phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

Nguy
hiểm nhất là lúc trở lên mặt nước mà cánh thợ lặn thường gọi là quá
trình giảm áp. Khi ở độ sâu từ 30-80m, trước khi trồi lên mặt nước thì
thợ lặn phải dừng lại ít nhất là 3 lần ở 3 độ sâu khác nhau, với thời
gian nghỉ từ 15-60 phút để cơ thể thích nghi dần trở lại với áp lực
bình thường. Nếu không cẩn thận, thiếu kinh nghiệm thì thợ lặn sẽ bị
chết ngay lập tức, còn nếu nhẹ cũng bị bại, tê liệt chân tay. Mặt khác
khi lặn xuống nếu phát hiện trong nước có hình giống các khoanh tròn,
còn gọi "nước dầu" thì lập tức dừng lại và trở lên, vì đây là vùng
"nước độc" rất nguy hiểm đến tính mạng của thợ lặn.

Nhờ vào tài
lặn của mình, cuộc sống kinh tế của nhiều hộ gia đình trở nên sung túc,
giàu có. Thế nhưng cũng vì lặn không ít trường hợp đã mất mạng, hoặc
mang thương tật suốt đời. Vì thế lặn luôn là một nghề đầy nguy hiểm.

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]