Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Trung Đoàn Thợ Lặn ! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Trung Đoàn Thợ Lặn ! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Trung Đoàn Thợ Lặn ! Empty Trung Đoàn Thợ Lặn ! Tue Sep 15, 2009 10:07 pm

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
"Trung đoàn" thợ lặn

Lao Động số 77 Ngày 09/04/2009 Cập nhật: 8:02 AM, 09/04/2009

Trung Đoàn Thợ Lặn ! Avatar
Hiệp hội Pháp ngữ Hỗ trợ và Phát triển khoa học đời sống (AFEPS-Pháp) tập huấn cho lớp thợ lặn ở Sơn tháng 3.2009. Ảnh: T.Đ.

(LĐ) - Lâu nay, nói đến đảo Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi, nhiều người thường nghĩ đó là xứ sở của cây tỏi, cây
hành nhưng ít người biết, hòn đảo ấy đang sở hữu 1.000 thợ lặn, bằng
quân số của một trung đoàn!

Đội quân này được xếp vào loại thiện nghệ nhất miền Trung hiện nay.
Nghề lặn đã mang lại sự giàu có cho nhiều người dân trên đảo, nhưng
nghề này cũng đã đẩy bao nhiêu số phận đến miệng vực của cái chết.

Đầu tháng 3.2009, bác sĩ Ruffez Jean, Chủ tịch Hiệp hội Pháp ngữ Hỗ trợ
và Phát triển khoa học đời sống (AFEPS-Pháp), dẫn đầu một đoàn chuyên
gia đến đảo Sơn
để tập huấn cho ngư dân hòn đảo này nghề lặn biển, chủ yếu là cách
phòng ngừa tai biến trong quá trình tác nghiệp cũng như cách chữa trị
khi xảy ra tai nạn.

Trực tiếp chứng kiến cảnh lặn biển của ngư dân tham gia lớp học, đoàn
chuyên gia đã "choáng" thật sự. Họ bỗng hiểu vì sao, hòn đảo với 17
ngàn dân này mà có đến 1.000 thợ lặn, mỗi năm phải "cúng" cho "hà bá"
năm bảy mạng người, hàng chục người khác phải chịu cảnh tàn phế suốt
đời do tai biến trong quá trình tác nghiệp.

Ra khơi mà không mang lưới
Có lẽ chưa thấy ở đâu mà ngư dân ra khơi nhưng không mang lưới như ở đảo Sơn
này. Toàn đảo có 407 tàu đánh bắt hải sản với chừng 3.000 lao động.
Trong số tàu nói trên thì có đến 200 chiếc với khoảng 1.000 ngư dân vẫn
thường xuyên ra khơi mà không mang lưới. Họ là những thợ lặn chuyên
nghiệp, ngang dọc khắp vùng lãnh hải nước ta.

Mang tiếng là tàu đánh bắt hải sản nhưng chủ tàu cùng những thuyền viên
được liệt vào dạng "thợ đụng", tức đụng gì làm nấy. Hay tin có con tàu
nào đó bị chìm, có thể từ một trăm năm trước, là lập tức đội quân thợ
lặn này có mặt ngay. Hay tin nơi nào có loài hải sâm, đồn đột xuất hiện
nhiều là họ đến liền.

Từ độ sâu 5 mét cho đến 60-70 mét nước, chưa bao giờ đám thợ lặn từ nan
hay bỏ cuộc. Họ khai thác cho bằng hết số sắt của con tàu bị đắm. Họ
vét cho bằng sạch số đồn đột, hải sâm- loài hải sản quý hiếm hiện nay,
rồi mới trở về. Hàng trăm chiếc tàu này cứ lênh đênh trên biển, hết Hải
Phòng, Quảng Ninh, lại Côn Đảo, Phú Quốc; hết Hoàng Sa, họ sang Trường
Sa.

Trong đầu số ngư phủ này là chi chít những tọa độ, kinh tuyến, vĩ tuyến
- những nơi mà họ vừa nhận được lời nhắn từ đồng nghiệp về một con tàu
bị đắm hay nơi đang quần tụ của các loài hải sản quý hiếm.

Hành trang mà thợ lặn mang theo, ngoài số lương thực, thực phẩm cho một
tháng ăn là dụng cụ hành nghề vô cùng đơn giản: Ống dẫn khí nối từ trên
tàu với người lặn dưới nước, súng săn tự tạo để "bắn" hải sản. Loại
súng này chỉ có mỗi "viên đạn"- một lưỡi mác bé xíu, dính chặt với khẩu
súng. Khi phát hiện con mồi, thợ săn chỉ bật cò cho lưỡi mác lao về
phía con mồi. Ngoài ra, mỗi thợ lặn còn được trang bị một cặp kính
chuyên dụng để có thể nhìn rõ "con mồi" dưới nước.

Sở dĩ bác sĩ Ruffez Jean, Chủ tịch AFEPS của Pháp đã "phát hoảng" khi
chứng kiến số thợ lặn này "lặn thử" tại vùng biển thuộc đảo Lý Sơn bằng
những dụng cụ hết sức nguyên thủy ấy. Sau khi xem "học trò" lặn thí
điểm, "thầy" Ruffez Jean phải thốt lên: "Trang bị cho thợ lặn mà như
thế này, không tai nạn mới là chuyện lạ!".

"Vua" lặn
Đã ngoài bảy mươi nhưng trông ông Bùi Thượng ở thôn 2, xã An Hải, huyện
Lý Sơn vẫn còn tráng kiện lắm. Ông bị bệnh đau lưng, chắc là di chứng
sau nửa thế kỷ lặn biển, song nói đến "chị em" là khuôn mặt của ông
linh hoạt hẳn. Nhưng "kỷ lục" của đời ông không phải là chuyện chinh
phục đàn bà mà là chuyện... lặn.

Trung Đoàn Thợ Lặn ! Tholan2
Anh Lộc trở thành gánh nặng của vợ con mỗi ngày. Ảnh: T.Đ

Thời còn chế độ Ngô Đình Diệm, toàn miền Nam tổ chức cuộc thi lặn tại
đảo Lý Sơn, ông Thượng giật giải quán quân. Tôi gạ chuyện: "Chú qua mặt
bao nhiêu anh tài lúc bấy giờ vậy?". Ông lắc đầu: "Cũng không nhớ nữa,
chỉ biết là rất đông người đi thi. Họ lựa toàn những tay hảo hớn cả
nước (từ vĩ tuyến 17 trở vào) về đây thi để chọn một đội thợ lặn chuyên
nghiệp nhằm "phục vụ quốc gia".

Các thí sinh phải thi ba vòng: Vòng một là vừa lặn vừa ôm cục sắt 15kg,
lần theo dây dọi được cột từ trên tàu, hễ đến điểm cuối thì cột sợi dây
làm dấu vào dây dọi ấy. Thí sinh nào "làm dấu" sâu hơn, người ấy thắng
cuộc. Tôi lặn được 72 mét. Vòng hai là "lặn chay", nghĩa là không mang
cục sắt. Tôi lặn được 66 mét. Vòng ba là vừa lặn vừa nín hơi. Tôi nín
hơn hai phút. Vòng cuối cùng, ai cũng nghĩ thằng Thượng "tiêu" luôn rồi
vì lâu quá mà không thấy hắn lú lên!".

Vừa đi vào nhà để lấy chiếc cúp vô địch ra khoe với khách, ông Thượng
vừa pha trò: "Chủ yếu là để dợt le (lấy lòng) với người đẹp đây thôi".
Nghe ông Thượng nhắc chuyện cũ, bà vợ ông nguýt một cái rõ dài.

Ông Bùi Thượng vô địch quốc gia môn lặn không biết có phải vì xuất phát
từ động cơ "lấy lòng" người đẹp là vợ ông bây giờ hay không, song cả
hòn đảo này ai cũng "nghiêng mình" về tài lặn biển của ông. Hơn 50 năm
qua, có lẽ trên biển Đông nước Việt Nam mình, không nơi nào là ông
không đến. Trời phú cho ông một sức khỏe phi thường đã đành, ông còn là
người luôn "cảnh giác" với những bất trắc rủi ro. "Tôi còn khỏe mạnh
đến bây giờ là nhờ tôi biết sợ.

Nghề lặn biển có thể mang lại cho anh sự giàu có nhanh chóng nhưng nó
cũng sẵn sàng đẩy anh vào cửa tử trong tích tắc. Nếu may mắn còn sống
thì cũng thân tàn ma dại, báo khổ vợ con suốt đời. Bây giờ thì tôi có
thể nói rằng mình vẫn còn sống và khỏe mạnh khi quyết định "gác kiếm",
chứ hễ còn đi biển, còn biết nhảy ùm xuống nước khi thấy con đồn đột,
con hải sâm tận vực sâu kia là chưa dám nói một điều gì".

Chuyện buồn của Vui và những người bạn
Chứng kiến cảnh anh Nguyễn Vui và Trần Đình Lộc, ở An Vĩnh, hai thợ lặn
ngang dọc một thời, giờ lê lết trong ngôi nhà của mình do bị liệt nửa
người, mới hiểu vì sao "vua lặn" Bùi Thượng phải suốt đời cảnh giác như
thế. Khi xuống ở độ sâu quá 25 mét nước, áp suất cứ lớn dần lên. "Con
người chứ phải gỗ đá gì đâu mà chịu trận hết ngày này sang ngày khác
như vậy".

Ông Thượng nói. Sau 30 phút lặn dưới độ sâu 50-60 mét, khi ngoi lên
tàu, người thợ lặn phải tuân thủ tuyệt đối các bước quy định: Lên cách
mặt nước 40 mét là ngừng 15-20 phút để cơ thể quen dần với áp suất của
nước, lên còn 10-15 mét là nghỉ chân lần nữa rồi mới lên hẳn trên tàu.
Lại phải nghỉ 30 phút rồi mới dám hút thuốc hoặc ăn uống.

Nếu không tuân thủ như thế, coi như tự nguyện đeo bệnh tật hoặc thần
chết vào người. Hầu hết số người bị liệt là thanh niên. Cậy sức,
thấy... không có gì" nên lặn xuống ngoi lên ào ào như lặn ao làng, thế
là liệt ngay trên tàu.

Nguyễn Vui sinh năm 1982, một chàng trai vạm vỡ. Ba năm trước, Vui đi
lặn ngoài Hải Phòng để lấy sắt từ một con tàu chìm. Và bị nạn. Gia đình
anh phải chạy vạy đủ nơi, bán đi chỉ vàng cuối cùng từ số tiền mà anh
dành dụm hơn 5 năm trước đó để chữa trị nhưng bệnh tình của Vui ngày
một buồn thêm.

Nếu Vui đang hành khổ ba mẹ thì Trần Đình Lộc đang hành khổ vợ con. Quê
Lộc ở tận huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định, nhưng ba năm đóng quân ở đảo
này. Năm 1986, ra lính, Lộc không về quê mà "dính" luôn với cô thôn nữ
Lê Thị Hà. "Thương cô ấy mà ở lại rồi gắn luôn với nghề lặn biển chứ
quê tôi ở vùng trung du, nào có biết sông nước là gì". Lộc phân trần.

Biết sự nguy hiểm của nghề, anh ký thác vào tên con trai: Trần Đại Hên.
Thằng Hên nay 18 tuổi nhưng đời cháu xui rủi đã 3 năm qua kể từ khi bố
lâm nạn trên vùng biển Vũng Tàu khi tham gia lặn lấy sắt từ một con tàu
chìm. "Vừa lên tàu được 5 phút, thấy bên hông đau nhức rồi lan ra nửa
người, tôi biết đời mình đã kết thúc từ bữa đó". Lộc nhớ lại. Vợ con
anh cũng đã mót vét đồng bạc cuối cùng, đi khắp trong Nam ngoài Bắc để
chữa chạy cho anh, song nhìn cảnh Lộc lê lết trong phòng, tôi hiểu, số
phận đã đặt dấu chấm hết cho "con kình ngư" ấy rồi.

Khai thác mỗi con tàu chìm được khoảng 200 triệu, giá mỗi ký đồn đột
hoặc hải sâm khoảng 500.000đ ... Tất cả những thông số đó đã thành lực
hút khiến một "trung đoàn" thợ lặn của đảo bất chấp hiểm nguy mà lao ra
khơi mỗi khi biển lặng.

http://my.opera.com/khoilv

2Trung Đoàn Thợ Lặn ! Empty Re: Trung Đoàn Thợ Lặn ! Tue Sep 15, 2009 10:08 pm

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Báu vật của tiền nhân
Lao Động số 78 Ngày 10/04/2009 Cập nhật: 8:18 AM, 10/04/2009
Trung Đoàn Thợ Lặn ! Avatar
Có cả cảnh sát cơ động ra đảo Lý Sơn để "hộ tống" tờ lệnh. Ảnh: Chiến Thắng-Trần Đăng

(LĐ) - Nói "báu vật" là bởi, đây là tài liệu duy nhất còn nguyên vẹn
được một dòng tộc trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gìn giữ, liên quan đến
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Sáng ngày 9.4.2009, tại thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi, tộc họ Đặng đã tổ chức một ngày giỗ đặc biệt. Con cháu
trong họ tề tựu đông đủ về nhà thờ tổ để chứng kiến cuộc dâng hiến báu
vật của dòng họ mình cho Nhà nước.

Đó là "tờ lệnh" từ thời Minh Mạng, điều động binh phu đảo Lý Sơn và các
vùng ven biển khác của Quảng Ngãi ra bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Trong số
những binh phu được điều động ra Hoàng Sa ngày ấy, có ông Đặng Văn Siểm
- người thuộc dòng họ Đặng ở Đồng Hộ này.

Nói "báu vật" là bởi, đây là tài liệu duy nhất còn nguyên vẹn được một
dòng tộc trên đảo Lý Sơn gìn giữ, liên quan đến chủ quyền quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam. Để dâng hiến báu vật này cho quốc gia, dòng họ
Đặng đã tổ chức một bữa giỗ vô cùng đặc biệt của dòng họ mình, vượt ra
ngoài các quy ước thông lệ của dòng tộc.

Chính vì sự đặc biệt của ngày giỗ mà lễ vật bày trên các mâm cỗ toàn là
những thứ mà những bà mẹ Lý Sơn từ hàng trăm năm trước đã gói ghém cho
con em mình để làm hành trang mang theo suốt trong những ngày lênh đênh
trên biển - từ đình An Vĩnh của đảo Lý Sơn đến quần đảo Hoàng Sa!

Nghe các mẹ, các dì của dòng họ Đặng giải thích cặn kẽ ý nghĩa của từng
loại bánh bày lên các mâm cỗ, chúng tôi như được sống lại cái thời của
cha ông từ mấy trăm năm trước, chuẩn bị hành trang để lên đường trực
chỉ Hoàng Sa!

"Đánh thức" báu vật

Ông Đặng Lên - người thay mặt tộc họ Đặng trao báu vật cho ngành văn
hoá Quảng Ngãi - tiết lộ: "Họ Đặng có nhà thờ riêng, tất cả các tài
liệu liên quan đến dòng tộc, chúng tôi đều cất giữ cẩn thận trong một
chiếc tráp làm bằng gỗ quý. Chỉ có trưởng nam mới được mở cái tráp này
vào những ngày giỗ họ.

Riêng "tờ lệnh" này, theo tôi được biết thì cứ 20 năm mới mở một lần
cho con cháu xem. Chẳng hạn như trong năm 1939, 1959, 1979, 1999 thì
mở. Riêng năm nay là trường hợp đặc biệt và là lần mở cuối cùng, dòng
tộc được mở ra". Tài liệu này trước do ông Đặng Tôn - trưởng tộc, anh
ruột ông Đặng Lên, cất giữ. Năm 2003, ông Tôn mất, giao lại cho con là
Đặng Văn Thành, nhưng Thành còn trẻ nên việc "chăm sóc" đều do ông Lên
đảm nhận.

Tuy nhiên, vì là tài liệu bằng chữ Hán, dòng họ Đặng không ai đọc được
nên chỉ cất giữ thế thôi chứ chẳng hiểu trong ấy nói gì. Tháng hai vừa
qua, nhân giỗ họ và chuyện chủ quyền quần đảo Hoàng Sa được đề cập khá
nhiều trên các phương tiện truyền thông, chú cháu ông Lên quyết định
photocopy một bản, nhờ người dịch nên mới biết đó là "tờ lệnh" của quan
đầu tỉnh Quảng Ngãi, điều động binh phu ra giữ Hoàng Sa, trong đó có
ông Đặng Siểm - người thuộc dòng họ Đặng, được phân làm đà công (lái
thuyền).

Tiếp cận với văn bản nhân ngày giỗ đặc biệt của họ Đặng vào sáng ngày
9.4, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết: "Lệnh được viết trên giấy dó,
kích thước 24cm x 36cm. Từ chất liệu giấy, màu sắc, mực viết đến kích
thước... đều đúng "quy chuẩn" của một văn bản thời phong kiến nên có
thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đây là tài liệu thật.

Điều đáng trân trọng là, suốt 175 năm, trải qua bao chính biến của lịch
sử và khắc nghiệt của khí hậu vùng biển mà dòng họ Đặng vẫn giữ nguyên
vẹn tài liệu này. Hơn nữa, đây là tài liệu vô cùng quý giá vì nó khẳng
định thêm một lần nữa, Hoàng Sa là của chúng ta!". Báu vật đã được
"đánh thức". Báu vật ấy giờ không còn là tài sản của một dòng tộc nữa,
mà thành tài sản quốc gia rồi.

Giải mã những thông điệp trong tờ lệnh

Trung Đoàn Thợ Lặn ! Lyson1-78
Tờ lệnh dòng tộc họ Đặng cất giữ 175 năm qua. Ảnh: Chiến Thắng-Trần Đăng.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - Viện Nghiên cứu Hán Nôm "đính chính" một số
thông tin đã được các báo đưa mấy ngày qua: "Đây là tờ lệnh, giống như
giấy gọi nhập ngũ bây giờ, chứ không phải sắc chỉ của vua. Tờ lệnh này
do quan Án sát và Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi chuyển về, chứ không phải từ
kinh đô.

Nội dung tờ lệnh có ghi rằng giao cho Nguyễn Văn Hùng - người đã từng
ra Hoàng Sa vào những năm trước đó, tuyển chọn trong tỉnh 3 chiếc
thuyền tốt và 24 dân phu ven biển, thạo đường biển, cứ đến hạ tuần
tháng ba thì thuận theo thời tiết mà đi. Cuối tờ lệnh có ghi ngày 15
tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834) và kèm danh sách 10 người đi Hoàng
Sa. Có một dích dắc chỗ này: Sao nói hạ tuần tháng ba là đi

Hoàng Sa mà cuối lệnh lại ghi tháng tư? Và nữa, sao lệnh nói Nguyễn Văn
Hùng chọn 24 dân phu mà danh sách kèm theo tờ lệnh chỉ có 10 người? Cần
lưu ý văn tự của câu này: "Cứ đến hạ tuần tháng ba thì thuận theo thời
tiết mà đi". Như vậy, lệnh này chỉ là kế hoạch chung chứ không giao
ngày cụ thể. 24 mộ phu mà lệnh đề cập ấy đã đi trước rồi: "Nay, nhân
các việc đã xong xuôi, các phái viên đã đi lê thuyền đến...", nghĩa là
số người này đã đến Hoàng Sa trước đó rồi, 10 người trong tờ lệnh là bổ
sung thêm một thuyền nữa mà thôi".

Theo tiến sĩ Diện, cũng qua tờ lệnh này cho thấy việc đi Hoàng Sa dưới
thời nhà Nguyễn được chia làm nhiều đợt rất chặt chẽ và quy củ, chứ
không phải chỉ đi vào tháng hai như câu ca vẫn tồn tại trên đảo Lý Sơn:
"Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa". Binh phu cũng được tuyển chọn
nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ngãi, chứ không chỉ riêng đảo Lý Sơn.

"Đường biển ấy là nơi quan yếu, phải dốc sức mà thừa hành để cho công
việc được mười phần trọn vẹn. Nếu bất cẩn, sẽ phạm trọng tội". Ông cha
ta từ lâu đã xác định sự "quan yếu" của hải trình Lý Sơn - Hoàng Sa và
cũng khẳng định quần đảo ấy là rất quan trọng đối với chủ quyền của đất
nước.

Làm gì với "tài sản quốc gia"?

Thật khó để trả lời một cách rốt ráo trước câu hỏi đó. Ông Lê Nhụ -
cháu bên ngoại dòng họ Đặng, trước khi giao báu vật cho Nhà nước, có
gửi gắm: "Từ 175 năm trước, cha ông chúng tôi đã ý thức được ý nghĩa
của việc giữ gìn mảnh đất Hoàng Sa ấy, dù biết rằng ra đi bằng những
chiếc thuyền nan như thế là đồng nghĩa với sự hy sinh. Gian khó là vậy,
nhưng cha ông chúng ta vẫn giữ mảnh đất ấy hết đời này sang đời khác.
Không lẽ con cháu hôm nay phải chịu lỗi với ông bà?".

Tại buổi lễ bàn giao "tờ lệnh" này cho ngành văn hoá, chúng tôi chứng
kiến rất nhiều người thuộc dòng tộc họ Đặng, lần đầu tiên mới nhìn thấy
tận mắt "báu vật" này và họ thật sự xúc động khi bàn giao nó cho Nhà
nước.

Theo phản ánh của chính quyền huyện Lý Sơn, những ngày qua, có một số
người giả danh cán bộ nghiên cứu văn hoá, muốn chiếm đoạt nguồn tài
liệu này của dòng họ Đặng. Sự việc đã được báo cáo với chính quyền nên
UBND huyện Lý Sơn đã ra một văn bản gửi tất cả các dòng tộc trên đảo.

Theo đó, từ nay về sau, tất cả các tài liệu, hiện vật liên quan đến Đội
Hoàng Sa được cất giữ trong các tộc họ trên đảo, tuyệt đối không được
mua - bán, cho mượn hoặc đổi chác nếu như không có sự đồng ý của chính
quyền. Ai vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tờ lệnh của dòng họ Đặng là một tài liệu vô cùng quý báu đối với chúng
ta, để lần nữa Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa. Tuy
nhiên, ở Lý Sơn bây giờ, nhìn bất cứ chỗ nào cũng thấy thấp thoáng bóng
dáng của những người lính từng dong buồm ra Hoàng Sa từ mấy trăm năm
trước.

Một Âm linh tự với bia "chiến sĩ trận vong" - nơi thờ các anh linh
những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa, luôn nghi ngút khói hương, một
đình An Vĩnh - nơi xuất phát của Đội Hoàng Sa hằng năm, vẫn như còn hôi
hổi lời thề của cha ông trước khi ra đảo; rồi những ngôi mộ tưởng niệm
vẫn song hành với người dân trên đảo mấy trăm năm nay. Tất cả những
điều vừa kể đã thành tài sản quý báu của quốc gia. Đó chính là cột mốc
của biên cương được cha ông chúng ta xác lập từ thuở mang gươm đi mở
cõi.

Tối hôm qua (mùng 9.4, tức rằm tháng ba âm lịch), hàng ngàn người dân
Lý Sơn lại đổ về Âm linh tự để tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa -
một cách tưởng vọng tiền nhân đã hy sinh vì chủ quyền của tổ quốc, được
người dân Lý Sơn gìn giữ mấy trăm năm rồi. Một lần nữa, Hoàng Sa lại
thức - ngủ với chúng ta!

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]