Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
các hộ dân trong diện di dời khẩn cấp sẽ về đâu? 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
các hộ dân trong diện di dời khẩn cấp sẽ về đâu? 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Các hộ dân trong diện di dời khẩn cấp sẽ ở đâu?
(QNg)- Một số khu tái định cư (TĐC) được xây dựng xong từ năm 2010 trở về trước thì dân không đến ở được. Có nơi dân đã đến ở rồi, thì hệ thống điện, nước sinh hoạt gặp khó khăn. Còn những khu TĐC đã được phê duyệt trong năm 2011, thì đến giờ này vẫn còn nằm trên giấy và mùa mưa bão đang đến gần, hàng trăm hộ dân trong diện di dời khẩn cấp sẽ di dời đến đâu?…

Bức xúc từ những khu tái định cư

Từ năm 2008 đến năm 2010, huyện Nghĩa Hành được cấp trên phê duyệt đầu tư xây dựng 4 khu TĐC gồm: Khu tái định cư An Chỉ (Hành Phước), Trung Mỹ (Hành Dũng), Triền Đông Núi Bé (Hành Nhân) và khu TĐC ở xã Hành Thịnh. Theo kế hoạch mỗi khu được xây dựng các hạng mục: Giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống điện, nước, trường mẫu giáo và đường nội bộ để đưa 151 hộ dân ở vùng sạt lở ven sông, vùng trũng thấp, lở núi đến xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống trước mùa mưa bão năm 2010. Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư xây dựng các điểm tái định cư.

các hộ dân trong diện di dời khẩn cấp sẽ về đâu? Images539815_ANVINH1
Người dân thôn Đông xã An Vĩnh Lý Sơn đối mặt với nạn triều cường trước mùa mưa bão năm nay.

Tuy nhiên cho đến thời điểm này chỉ có hai khu TĐC Hành Nhân và Hành Thịnh đã có dân đến ở, còn hai khu TĐC Hành Phước và Hành Dũng bà con chưa lên ở ổn định được. Ông Trần Ngọc Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã Hành Dũng cho biết: Cuối năm 2010 xã Hành Dũng được đầu tư xây dựng khu TĐC Thổ Dộc 2 (thôn Trung Mỹ). Tháng 10/2010 thi công.

Theo kế hoạch khu tái định cư này xây dựng các hạng mục: Trường mẫu giáo, hệ thống thoát nước, điện, đường, với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng để di dời 34 hộ dân ở vùng trũng, vùng ven sông Phước Giang. Nhưng hết năm 2010 và đến bây giờ những hộ dân trong diện di dời khẩn cấp vẫn chưa được cấp đất để làm nhà tại nơi khu TĐC. Nguyên nhân là khi tiến hành xây dựng khu TĐC có 34 hộ dân trong diện thu hồi đất được đền bù tiền hoa màu, chuyển đổi nghề nghiệp, di dời mồ mả, song Chi cục mới hỗ trợ tiền đền bù cho 25 hộ. Số hộ còn lại đợi có đầy đủ các khoản tiền đền bù hoa màu, chuyển đổi nghề nghiệp mới nhận tiền. Kinh phí hỗ trợ đầy đủ các khoản lại chưa được cấp nên bà con bức xúc. Điều đó đã gây trở ngại cho xã trong việc đề xuất huyện cấp đất cho dân TĐC. Trong khi đó ở khu TĐC, trường mẫu giáo đã xuống cấp, hệ thống điện cũng đành chơ vơ trên bãi đất trống. Những người dân diện di dời khẩn cấp chờ đợi trong mỏi mòn.

Khu tái định cư Triền Đông Núi Bé (xã Hành Nhân) cũng được xây dựng từ năm 2008. Thế nhưng cho đến thời điểm này dân ca thán quá nhiều. Bởi nắng nóng kéo dài giếng đã cạn kiệt nước, hệ thống điện thắp sáng lại không có, nên trong số 40 hộ dân đã làm nhà ở thì chỉ có 25 hộ trụ bám, số hộ còn lại đành phải quay về nơi ở cũ sinh sống. Sự bất cập này còn thấy ở các xã Hành Phước những hộ dân đã đến khu TĐC, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến khó khăn nhiều trong việc vay vốn để phát triển kinh tế.

Nhiều khu tái định cư đang "dậm chân tại chỗ"

Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh trong năm 2011, tỉnh đã phê duyệt đầu tư xây dựng các khu TĐC: Thôn Đông, thôn Tây xã An Vĩnh (Lý Sơn); hai khu TĐC thôn Xuân An, xã Hành Thuận và thôn Nhơn Lộc 1, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành); khu TĐC Tịnh Đông (Sơn Tịnh); khu TĐC ở thôn Gỗ, xã Trà Thanh (Tây Trà) và xây dựng khu TĐC để di dời hơn 200 hộ dân các xã khu đông huyện Bình Sơn: (Bình Hải, Bình Trị, Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Đông) do sạt lở bờ biển, ảnh hưởng bởi triều cường. Tổng vốn đầu tư cho các dự án trên khoảng 27 tỷ đồng, để TĐC cho 487 hộ dân có nơi ở ổn định.


các hộ dân trong diện di dời khẩn cấp sẽ về đâu? Images539819_KDCHANHDUNG
Khu tái định cư Hành Dũng giờ chỉ là bãi đất trống, không có nhà.

Ông Nguyễn Tấn Đáng - Trưởng Phòng Quản lý dân cư nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) cho biết: Tất cả các khu dân cư trên đều còn “nằm trên giấy”, chưa triển khai thi công, bởi không có kinh phí. Theo Quyết định số 193 của Chính phủ, những năm trước Trung ương hỗ trợ kinh phí để xây dựng các điểm tái định cư. Trong năm 2010, Quảng Ngãi nằm trong tốp thu ngân sách trên 10.000 tỷ đồng, nên theo quy định của Trung ương thì Quảng Ngãi tự cân đối ngân sách chi trong năm 2011. Trong khi đó việc phân khai kinh phí năm 2011 ở tỉnh được tiến hành từ cuối năm 2010, nên khi có chủ trương của Trung ương thì sự đã rồi. Thực tế kinh phí của tỉnh còn hạn hẹp, nên không bố trí bổ sung nguồn vốn để xây dựng các điểm tái định cư.

Theo Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, hải đảo, di cư tự do trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 thì, phải bố trí TĐC cho hơn 9.000 hộ dân (theo Chương trình 193). Trong đó có gần 4.230 hộ dân thuộc các vùng có nguy cơ do thiên tai. Muốn di dời những hộ này đến nơi ở ổn định thì cần tổng vốn đầu tư khoảng 420 tỷ đồng. Như vậy bình quân mỗi năm tỉnh Quảng Ngãi phải di chuyển 1.500 hộ dân, với vốn đầu tư tương ứng khoảng 70 tỷ đồng. Tuy nhiên trong những năm qua, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác này chưa đến 10 tỷ đồng/năm (từ nguồn vốn đầu tư theo Quyết định số 193 của Chính phủ), nên việc di dời dân vùng sạt lở núi, bờ sông, bờ biển vùng ngập trũng đang gặp nhiều khó khăn. Do đó việc đi tìm nơi ở mới an toàn cho những hộ dân trong diện di dời khẩn cấp đang là điều bức xúc.

Trước yêu cầu bức thiết của các hộ dân ở vùng sạt lở đến nơi ở mới. Đề nghị ngành chức năng và UBND tỉnh cần có ý kiến trình Trung ương xem xét, tiếp tục bổ sung vốn đầu tư cho tỉnh Quảng Ngãi, để triển khai xây dựng các điểm tái định cư. Chi cục Phát triển nông thôn sớm khắc phục các hạng mục đã bị xuống cấp hoặc chưa đầu tư xây dựng mới ở các điểm tái định cư, đã xây dựng trong những năm trước đây để người dân sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời, tiến hành xây dựng các khu tái định cư mới một cách bài bản hơn, góp phần xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

*Ông Đỗ Kỳ Ân - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn: "Công tác phê duyệt phương án đền bù ở các điểm TĐC của các huyện cần được triển khai kịp thời".

Các điểm tái định cư xây dựng từ các năm trước như ở Hành Dũng, Hành Nhân dân chưa được cấp đất xây dựng nhà, chủ yếu là do thiếu vốn và công tác đền bù quá chậm. Như điểm tái định cư xã Hành Dũng được xây dựng cuối năm 2009, đến tháng 6/2010 phải hoàn thành với tổng vốn đầu hơn 2,9 tỷ đồng. Tuy nhiên Chi cục mới được cấp kinh phí 1 tỷ đồng nên gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng các điểm tái định cư. Mặt khác trong quá trình triển khai các huyện có dự án tái định cư cần phải nhanh chóng lập và phê duyệt phương án đền bù. Bởi huyện duyệt phương án đền bù chậm thì chủ đầu tư không thể triển khai dự án được. Còn hiện nay đối với những dự án TĐC đã xây dựng nhưng chưa hoàn thành, việc đền bù do tỉnh chưa cấp kinh phí kịp, thì huyện cùng với Chi cục tháo gỡ vướng mắc, để nhanh chóng đưa dân đến nơi ở mới. Bởi vấn đề an toàn cho dân là trên hết.

*Ông Lê Quang Tịnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành: "Cấp trên cần quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng các khu TĐC".

Sự chậm trễ trong khâu bồi thường cho dân ở Khu TĐC Hành Dũng và cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện ở điểm TĐC Hành Nhân dẫn đến 73 hộ dân trong diện di dời khẩn cấp những năm trước đến nay vẫn chưa được cấp đất làm nhà để di dời đến nơi ở an toàn, là điều bức xúc. Bên cạnh đó 80 hộ dân ở 2 xã Hành Tín Đông và Hành Thuận trong diện di dời khẩn cấp trước mùa mưa bão năm 2011 hiện cũng chưa có nơi để TĐC, là điều khó khăn cho địa phương. Do vậy huyện đề nghị cấp trên quan tâm hỗ trợ kinh phí, xây dựng kịp thời. Vì chưa được cấp kinh phí nên hiện nay huyện chỉ còn cách đưa các hộ dân vào diện quan tâm đặc biệt trong mùa mưa lũ sắp tới, trên cơ sở dự kiến điểm di dời để phòng khi mưa lũ xảy ra tiến hành di dân và có kế hoạch bảo vệ tài sản của người dân khi bão lũ đến.

*Ông Trần Ngọc Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: "Những dự án TĐC đã nằm trong kế hoạch đầu tư cấp trên cần quan tâm triển khai kịp thời".

Ở huyện đảo Lý Sơn nạn xâm thực bờ biển đang diễn ra nghiêm trọng. Do vậy được cấp trên đưa vào danh mục đầu tư xây dựng khu TĐC người dân rất mừng và chính quyền cũng bớt lo. Thế nhưng chờ mãi mà chưa được cấp kinh phí xây dựng, thì dân khó khăn lắm. Do vậy huyện rất mong những dự án đã nằm trong kế hoạch đầu tư được trên quan tâm cấp vốn kịp thời để xây dựng. Hiện nay dự án chưa triển khai thì huyện phải lên kế hoạch di dời tạm cho dân trong mùa mưa bão, biển động triều cường.

*Ông Lê Văn Phàn - Chủ tịch UBND xã Hành Nhân (Nghĩa Hành): "Cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu TĐC đồng bộ".

Xây dựng các điểm TĐC cho người dân vùng ngập lũ, vùng sạt lở ven sông nhưng phải xây dựng cách nào đáp ứng các nhu cầu cần thiết, để người dân ở ổn định hơn nơi ở cũ hoặc bằng nơi ở cũ thì dân mới thật sự phấn khởi làm ăn. Tuy nhiên khu TĐC Triền Đông Núi Bé xây dựng từ năm 2008, nhưng đến nay vấn đề điện, nước vẫn chưa có, đất ở chưa được cấp sổ đỏ, gây khó khăn cho dân. Người dân không có nước, có điện thì không thể ở được và không có sổ đỏ thì không thể vay vốn phát triển sản xuất, để ổn định cuộc sống. Do vậy cần có sự quan tâm đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ. Mặt khác khi đã cấp đất cho dân thì huyện cũng cần nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.



MAI HẠ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết